Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 12: Lên triều.



Thành Phú Xuân.

Đông khu kinh sư, một nơi không quá xa hoa tại Phú Xuân. Nơi này có nhiều hơn là vẻ u tĩnh đặc hữu của con người kinh kì. Ở phía xa xa, người ta thấy một căn biệt viện không quá bắt mắt nằm khuất sau những tán cây rậm rạp bên dòng sông Hương. Sự việc quân Tây Sơn bị quân nhà Nguyễn đánh bật ra khỏi thành dường như không ánh hưởng gì tới không khí của nơi này.

Phía xa xa bỗng nhiên xuất hiện một chiếc xe ngựa kéo. Màn xe được vải lụa che kín. Chiếc xe vừa xa hoa nhưng lại không cầu kì, vừa quý tộc nhưng lại không quá lố lăng. Ngựa đi từ từ. Phu xe cũng khoan thai. Thật cũng giống như du xuân ngoạn thủy bên dòng sông thơ mộng vậy.

Sau đó, xe dừng lại bên biệt viện. Một người hạ nhân như đã rất quen biết chiếc xe này vội vã bê đến một cái bục nhỏ đặt xuống bên cửa xe rồi vội vã cung kính đứng nép một bên. Lại có một hầu gái xinh đẹp như hoa nhẹ nhàng có nhịp điệu mà vén chiếc màn xe cho người ở bên trong thuận tiện bước ra.

Người xuất hiện là một công tử, hay nói chính xác là một thư sinh từ trong xe ngựa bước ra. Tuy nhiên, chiếc áo lụa khăn xếp của người này đều làm từ gấm lụa thượng đẳng nhất của Tô Châu nên nhìn có vẻ giống là công tử của nhà đại bá hộ hơn là thư sinh quạt xếp. Tên này rất cao, nhưng thân mình mảnh dẻ, đúng với dáng điệu của người quanh năm đọc sách không màng binh đao. Cặp mắt hơi nhỏ kéo dài về bên tai càng thêm có thần. Chiếc mũi thẳng tắp dai một chút thì thừa, thiếu một chút thì ngắn.

Tên thư sinh sau đó không nhanh không chậm bươc theo thiếu nữ đang dương ô che những hạt mưa xuân lất phất mà bước về đình viện nơi lão nhân đang câu cá.

- Lão sư

Gã cúi đầu một cách cung kính và chào người trước mặt bằng giọng chuẩn Bắc Kinh.

- Tử Hòa, con đến rồi ư. Tự rót cho mình một chén đi. Ta thật sự nhớ cảnh tuyết rơi ở kinh thành quá đi – Lão già lên tiếng - Chuyện thăm dò con làm đến đâu rồi.

Hắn sau đó báo cáo chi tiết lại tình hình. Vị lão nhân gia kia kẽ vuốt chòm râu bạc khi mọi chuyện đều theo tính toán của hắn. Tuy nhiên, có một vài thứ làm lão nhíu mày.

- Nghiệt chủng của Nguyễn Văn Huệ đột nhiên trở thông minh. Con nghĩ sau?

- Con cũng không hiểu sao nữa. Trong trận Trấn Ninh, quân Tây Sơn vốn thắng chắc mà hắn còn làm thành thua thì theo lý hắn phải bỏ chạy về Trung Đô mới phải. Nếu như vậy thì kế hoạch tiêu diệt Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cũng thành công được tám chín phần. Tuy nhiên, tên hoàng đế này lại đột nhiên thay đổi làm mọi thứ có chút khó khăn. – Tên Tử Hòa lên tiếng – Có cần liên hệ với Nguyễn Ánh đã thảo luận thêm không?

- Chưa cần. Theo ta biết thì Nguyễn Ánh có lẽ sẽ tìm cách di chuyển bằng đường biển để đánh Trung Đô như cách hắn đánh Phú Xuân. Nếu Quang Toản giữ được Trung Đô thì chúng ta sẽ tìm cách can thiệp. – Lão già lên tiếng – Nếu nhà Tây Sơn đứng vững hay thậm chí thống nhất An Nam thì chúng ta sẽ gặp nguy. Tư tưởng của bọn chúng quá tân tiến, không bị Nho Giáo kiểm soát. Bản thân Cảnh Thịnh lúc này đã phát hiện ra sự tồn tại của chúng ta. Đó còn chưa kể tên này có vẻ như đã bắt đầu thay đổi, không còn là hôn quân như trước.

- Vậy có nếu như mọi chuyện không theo kế hoạch thì sẽ làm như cách làm với Nguyễn Huệ chăng?

- Cũng còn tùy…

                                                                      …………………………….. 

Trung Đô.

Trong lúc cái hội kín gì đó ở Phú Xuân đang chờ xem kịch hay thì Quang Toản đang bận lên triều để giải quyết cả đống vấn đề đau đầu. Nói chúng thì lúc này hắn chỉ đang trên đường tới. Các đại thần vẫn đang bận thảo luận.

- Ông nói sao? Hoàng thượng thay đổi thật rồi à?

- Đúng vậy. Trước thì ngài đích thân chỉ huy đại quân đánh nhau với Nguyễn Văn Thành. Sau thì trước tiếp cuối đầu trước đám người của Trần Quang Diệu.

- Mà hình như người còn miễn cho dân chúng quỳ lại thì phải.

Dưới sân chầu hôm nay có vẻ không tĩnh lặng như mọi khi. Đây đó vang lên tiếng xì xào của đám quan viên. Khắp nơi người ta bàn tán về sự kiện Hoàng thượng đã thay đổi. Thế cũng không có gì đáng nói.

Cái chính là những hành động và lời nói kỳ quái có hơi kỳ quái của Toản thế mà người ta cũng biết. Có lẽ do mấy tên thái giám đứng hầu ngoài cửa phòng nghe thấy chăng. Dám khẳng định, thông tin truyền miệng trên Thế giới không ở đâu nhanh bằng ở cái xứ Đại Việt này. Nhìn họ như vậy chắc không ai nghĩ rằng đây là đám người từng chạy như vịt lúc Phú Xuân thất thủ.

“Giờ đã đến. Các quan lên chầu. Quan dưới tứ phẩm đứng hầu dưới sân”. Tiếng nói lanh lảnh cao của thái giám truyền chỉ chấm dứt các cuộc tranh luận. Quan viên xếp thành hai hàng phân thành văn và võ. Có tất cả sáu mươi bốn người lục tục bước lên bậc thềm đá tiến vào chính điện.

“Hoàng thượng giá lâm!”

Quan viên hai hàng lập tức quỳ xuống đồng thanh đáp:

“Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế”.

“Các quan có việc thì thượng tấu”

Tiếng thái giám truyền chỉ lại vang lên.

Lúc này, một người bước lên phía trước. Ông ta có chòm râu trắng bao phủ cằm của mình. Trên khuôn mặt nghiêm nghị đã xuất hiện vài nếp nhăn do tuổi tác. Ánh mắt sáng rực như mặt trời. Đó là Ngô Thì Nhậm.

- Thần, quan nội chính Ngô Thì Nhậm, xin hoàng thượng tăng thuế để tăng cường quốc khố. Hiện tại, phía binh bộ cũng đang cần tiền để trang bị cho quân đội và trả lương cho binh lính.

Bản thân lão dĩ nhiên hiểu hơn Quang Toản giờ không phải là lúc nhưng quốc khố đúng là chịu không nổi rồi.

Cảnh Thịnh không nói gì. Hắn chỉ sai viên thái giám đem nhưng bản vẽ mà hắn đã thức đêm hôm để vẽ ra. Một cái là bản đồ chi tiết miền Bắc. Một cái là sơ đồ các các loại vật dụng mà triều thần chưa từng thấy bao giờ.

- Bệ hạ, đây là… - Ngô Thì Nhậm hỏi.

- Cái bản đồ này là vị trí các loại khoáng sản quy giá ở miền Bắc. Nếu các khanh hỏi trẫm làm sao biết được thì trẫm cũng chỉ có thể nói là trời cao giúp sức mà thôi. Bộ Hộ cứ theo nó mà tìm – Quang Toản nói nhìn về bản vẽ thứ hai. – Còn cái này là các loại vật dụng cần thiết trong hầm mỏ. Sản xuất cũng đơn giản. Đây có thể xem như là cách để giải quyết một phần vấn đề hiện tại.

- Bệ hạ quả nhiên là kỳ tài. – Ngô Thì Nhậm lên tiếng.

- Đây chỉ mới là bắt đầu thôi. – Quang Toản nói rồi đưa một loạt các kế hoạch chi tiết cho quan nội chính cùng các vị quan đại thần.

Nhìn vào kế hoạch này, Ngô Thì Nhậm kinh ngạc không thôi. Lão tự hỏi liệu người trước mặt có phải là Quang Toản mà mình từng biết hay không.

Về nông nghiệp giao cho Bộ hộ nghiên cứu khuyến khích phát triển mô hình trang trại vườn ao chuồng, cho phép thuê người làm công nhưng phải trả công tối thiểu một cân thóc/ngày theo kiểu lương lao động tối thiểu ngày nay.

Khuyến khích khẩn hoang, những người có công khẩn hoang sẽ được miễn nộp tô thuế vùng đất mình khai phá trong ba năm.

Lập ty nông nghiệp và ngư nghiệp để nghiên cứu phát triển nông nghiệp tìm các loại giống cây trồng mới để thâm canh tăng vụ, trồng ba đến bốn vụ một năm sử dụng tối đa diện tích đất quanh năm. Đào kênh mương phát triển nông nghiệp cũng như đắp đê điều chống lũ.

Nghĩ cách hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, hoặc nuôi trồng thủy sản

- Khởi tấu hoàng thượng. Kế hoạch của người tuy hay nhưng vẫn không bù đắp được quốc khố đang thiếu hụt. Thần nghĩ… có lẽ vẫn nên tăng thuế.

Lão thưa biết như vậy mình sẽ thành đại gian đại ác với dân chúng lại còn làm Quang Toản cụt hứng nhưng vì triều Tây Sơn thì lão chấp nhận tất cả. Dù Cảnh Thịnh có giam lão vào gục cũng không thành vấn đề.

- Trẫm hiểu. Do đó, trẫm quyết định sẽ phát hành trái phiếu chính phủ

Toản nói.

- Trái phiếu….? – Toàn bộ triều thần ngơ ngác nhìn nhau như vịt nghe sấm. Cả Ngô Thì Nhậm học thức bậc nhất xứ Bắc Hà cũng không hiểu Quang Toản đang nói cái quái gì.

- Các khang đừng nói chuyện to nhỏ nữa. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Đối tượng có thể là doanh nghiệp…ý ta là thương nhân hoặc là chính phủ…triều đình.

Quang Toản chậm rãi nói.

- Ý hoàng thượng là muốn vay tiền của người dân

Ngô Thì Nhậm lại hỏi. Phải nói là cũng chỉ có mỗi lão mới có đủ tư cách đại diện cho bá quan mà hỏi Cảnh Thịnh thôi.

- Gần như vậy. Tuy nhiên, mọi thứ phải làm cực kỳ cẩn trọng để tránh có kẻ thu mua công trái mà khống chế chính phủ…triều đình. Về việc này, trẫm giao cho Ngô ái khanh.

- Vi thần tuân chỉ.

Sau đó, một người cao gầy nhưng cặp mắt rất sáng bước ra tâu. Người đó không ai khác là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.

- Thần, Nguyễn Thiếp xin mở lại Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Phải nói là Quốc Tử Giám chính là đơn vị giáo dục cấp cao nhất. Lúc trước, nó được đặc ở Phú Xuân. Tuy nhiên, khi Phú Xuân thất thủ nó cũng sụp luôn. Việc học của tầng lớp Nho sinh bị đình lại một khoảng thời gian rồi.

- Lúc rảnh ta sẽ bàn với ngươi thêm về những môn học của học trò, ta không muốn học trò chỉ biết đến văn thơ, đạo Khổng, Mạnh mà còn phải có kiến thức về những môn toán, vật lý, hóa học, địa lý căn bản...

- Không biết vật lý, hóa học mà hoàng thượng nói là gì? – Nguyễn Thiếp hỏi.

Ông cảm thấy Quang Toản hôm nay cứ như thần tiên giáng thế vậy.

- Cái đó thì trẫm sẽ biên soạn riêng để tham khảo. Nếu khanh muôn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tìm một số giáo sĩ hay nhà khoa học phương Tây. Trước mắt giảm thời gian học Khổng Mạnh xuống. Cho áp dụng toán học của Lương Thế Vinh, một số sách địa lý của Lê Quý Đôn cùng y học của Lê Hữu Trát.

Sau khi hai vị đại thận nói chuyện xong thì những thứ còn lại cũng chỉ là mấy chuyện đơn giản. Quang Toản trực tiếp cho người làm thay hoặc đích thân hắn làm luôn.

“Mô hình thiết triều mỗi ngày như vậy đúng là tốn thời gian. Phải xây dựng cơ cấu chính phủ hiện đại dần thôi” – Tên này nghĩ thầm. Hắn còn muốn áp dụng ngay làm tức đó chứ nhưng lại sợ cả triều không thích nghi kịp nên đành làm theo kiểu phong kiến trước rồi tiến lên hiện đại sau.

Ngoài ra, hắn còn phải chuẩn bị cho trận chiến sắp tới ở Trung Đô. Tuy Trần Quang Diệu tử thủ ở Hoàng Sơn nhưng Nguyễn Ánh hoàn toàn có thể tấn công Trung Đô bằng đường biển. Để đảm bảo cho chiến trận diễn ra, hắn cần một loại vũ khí mới, không quá tân tiến nhưng đủ uy lực để áp đảo quân đội của Nguyễn Phúc Ánh.