Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 13: Thợ thủ công



Sau khi bãi triều Thịnh sang ngay bên trang trại sản xuất vũ khí để kiểm tra. Đi cùng với hắn có quan bộ Hộ và đô đốc Tuyết, lúc này đang quản…bộ binh. Âu cũng là do thủy quân Tây Sơn bị quân Nguyễn Ánh đánh chìm hết cả rồi. Mấy chiếc thuyền nhỏ ở đồng bằng sông Hồng không đủ để tham chiến.

Nói về đám thợ, phải nói là do trong thánh chỉ hắn yêu cầu dùng mọi “biện pháp cần thiết” nên có nhiều người là bị bắt cóc theo đúng nghĩa đen. Đó thực sự đúng là náo loạn không thể tả được. Dù sao thì thời này, nhất là ở phương Đông, ý vua là ý trời nên cũng chả có ai ý kiến gì.

Sau khi đem họ tới Trung Đô, các quan viên thu xếp cho thợ thủ công và người nhà đóng trại dưới núi. Đám thợ thủ công này cùng người nhà, bị bắt luôn cho vui, đang ngồi quây quần bên bếp lửa nhấm nháp chút cháo thì bất ngờ khi thấy được phát xuống một đám thảm, củi và lương thực, và đồ dùng sinh hoạt. Dĩ nhiên, họ liền hai mắt tỏa sáng. Nếu đối phương đã phát những thứ đó thì khẳng định cũng sẽ không khiến cho những người mình phải ở ngoài trời lâu.

Lều vải đơn sơ thế nhưng cũng có chỗ trú đêm, không bị phơi sương. Thực ra, Quang Toản còn định cho họ một chỗ tốt hơn nhưng với một đất nước phong kiến phụ thuộc vào nông nghiệp như Đại Việt Nam thì đúng là cực hạn rồi.

Đám thợ sau khi thu xếp cho người nhà xong thì có một đám lính tới, dẫn đám thợ rèn sắt, thợ mộc, thợ may, thợ giày đi. Đối với chuyện này, các thợ thủ công cũng quen rồi. Họ liền cầm lấy dụng cụ của mình, kéo theo tay đệ tử, hoặc là anh em có sức lực của mình đi. Các thợ thủ công từ lúc bị bắt cũng biết sẽ có chuyện như thế này, nếu không ai lại đi bắt đám thợ thủ công tới đây làm gì?

Tiền công không dám nghĩ tới, chỉ hy vọng có thể ăn trên lưng bụng là được rồi. Thời buổi loạn lạc này, quan với cướp chỉ cách nhau một làn ranh mỏng. Nhà vua hiện tại cũng chả phải là anh hùng đã đánh đuổi quân Thanh khi xưa nên họ cũng chả dám chờ mong.

Lúc này, đám thợ đã phát hiện ra sự xuất hiện của Quang Toản. Thấy hoàng thượng giáng lâm, các thợ ở đây đều quì xuống:

- Hoàng thượng vạn tuế!

Nói ngu chứ dù là dân thường không biết chữ thì thứ này cũng phải biết. Khi quân phạm thượng là tội chém cả nhà đó nha.

- Bình thân. – Quang Toản nói.

Lúc này, một viên quan đi tới. Được sự cho phép của Cảnh Thịnh, hắn bắt đầu lên tiếng:

-Im lặng, tất cả im lặng cho ta! Dựa theo nghề nghiệp, kĩ năng sở trường của các ngươi, những người có cùng kĩ năng đứng thành một nhóm.

Quang Toản lúc này liền kinh ngạc phát hiện đám thợ thủ công này lại xếp hàng vô cùng nhanh chóng. Đánh giá dụng cụ trong tay họ, hiển nhiên là phân tổ cùng kỹ năng dựa theo mệnh lệnh của mình.

Đám thợ thủ công khẽ nhìn Quang Toản liền bỉu môi khinh bỉ.

“Đúng là đồ nhà quê, không có kiến thức!” – Một vài kẻ nghĩ thầm.

Trước kia, ở trong thành, cứ cách dăm bữa nửa tháng sẽ bị đám nhà giàu trong thành cùng quan sai triệu tập đi lao dịch, sớm đã thành thói quen. Từ thời Lê Trịnh đã như vậy. Khi quân Tây Sơn vào cũng không có gì khác biệt. Tuy nhiên, câu nói tiếp theo của hoàng đế làm họ phải cảm động rơi nước mắt.

- Trẫm biết các khanh phải xa quê hương vào đây là rất khổ sở nhưng nước nhà đang lâm nguy nên phải nhờ vào các khanh. Khi nào thành công triều đình sẽ không quên ơn các khanh nay ban thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc.

Quan thượng thư bộ hộ nhăn nhó vì lúc này tiền trong quốc khố chẳng còn được bao nhiêu. Dĩ nhiên, nếu giờ gã mà can thiệp tức là làm Quang Toản cụt hứng và cũng làm hắn bẻ mặt. Ngoại từ đám công thần trụ cột của nhà Tây Sơn, quan viên bình thường không bao giờ có công đó. Lão kia chỉ cầu mong giải pháp mà tên Toản đưa ra lúc thiết triều có hiệu quả.

Viên quan sau đó lại khẽ lướt nhìn đô đốc Tuyết, mong vị tướng này có thể cản Cảnh Thịnh lại. Nguyễn Văn Tuyết hiểu nhưng hắn không làm gì hết. Không hiểu sao, lần này, hắn muốn đặt cược lần cuối vào vị hoàng đế của mình xem sau.

Đồng thời, câu nói về tiền công của Quang Toản lại khiến cho đám thợ thủ công trợn mắt há mồm choáng váng. Rất nhiều người còn cảm thấy kinh sợ ngoáy ngoáy lỗ tai.

Một thợ thủ công có bộ mặt kinh ngạc hỏi một thợ thủ công đang thất thần bên cạnh.

- Ê mày, có phải tao nghe nhầm không vậy? Bệ hạ giao việc chế tạo những món đồ kia cho chúng hay phụ trách hay sao? Lại có thể….

Người này còn chưa nói xong hết, đã bị thợ thủ công kia bỉu môi khinh bí ngắt lời.

-Thật! Cái này có gì là đáng kinh ngạc cơ chứ? Đám thợ chúng ta vốn phụ trách những công việc như vậy mà.

-Ách! Huynh đệ, ngươi không có nghe rõ sao? Hoàng thượng nói là giao cho chúng ta đó. Người chả những động viên chúng ta như động viên binh sĩ mà còn hỏi muốn bao nhiêu tiền công nữa!

Thợ thủ công này thần sắc kích động hô lớn.

Thợ thủ công thất thần kia ngay lập tức hiêu ra lời này có ý gì. Hắn trợn mắt không thể tin được nó:

-Làm việc cho quyền quý mà được trả công hay sao

-Trời ạ! Ta không nằm mơ chứ? – Một thợ khác lên tiếng.

-Không phải là mơ đâu. Lời vua nói ra sau có thể giả được.

Thợ thủ công thất thần kia hưng phấn xoa tay nói:

-Hắc! Lúc bị bắt đi ta còn tưởng phải đi làm không công suốt đời, không ngờ thực tế lại thoải mái như vậy.

Lời nói của tên thợ thủ công này lập tức được mọi người tán đồng.

Có thể Toản không biết nhưng trong số đám người này, không ít người đều nghe được tin đồn về sự ăn chơi của Quảng Toản. Có kẻ còn tính mò vào Gia Định kiếm cơm. Tuy nhiên, khi nghe được cách Cảnh Thịnh đối xử với mình, tất cả họ đều quyết trung thành với vương triều mới này.

-Xảy ra chuyện gì vậy? Các vị không thích phương án này sau? – Toản hỏi.

Xuất thân là đặc vụ, hắn dĩ nhiên nhìn được sự vui sướng không thể tả. Dù vậy, hắn cần đảm bảo khống chế hoàn toàn cảm xúc của họ để họ trung thành tuyệt đối với hắn. Đây là những kỹ sư tương lai của Đại Việt đó nha.

Trong khi đó, mấy vị sư phụ nghe được câu hỏi của Quang Toản lập tức tỉnh táo lại không kìm nén được giải thích. Lỡ như vị hoàng đế trước mặt hiểu lầm rồi đổi ý thì quá nguy hiểm.

- Khởi tấu hoàng thượng, chỉ là chúng thảo dân đang cao hứng, không có gì là là không thích cả.

- Cao hứng? Cao hứng chuyện gì?

- Bệ hạ! Chúng tiểu nhân cao hứng là bởi vì trước đây làm việc cho các vị đại nhân, cũng chỉ được bao ăn bao ở mà không trả tiền công.

- Bao ăn bao ở không trả tiền? Điều này rất bình thường mà chẳng qua trẫm thương cho các khanh quên mình vì nước.

Nghe như thế vị đại sư phụ cười khổ một trận, điều này có thể so sánh sao? Bao ăn bao ở không trả tiền cuối cùng chả khác nào làm không công. Tưởng rằng đãi ngộ đồ ăn cho lợn, chỗ ở chuồng trâu có thể so với trả tiền công sao? Chỉ cần ngươi trả tiền công, bữa trưa không trả cũng không sao. Ngoài ra, bản thân vị quân vương trước mặt đúng thật là vua hiền, giống như Quang Trung lúc trước, hoàn toàn không phải là kẻ ăn chơi mà bọn họ từng biết đến.

- Giặc Ánh vì giang sơn mà bán đứng quê hương xứ sở. Hắn xem việc người dân nô dịch cho hắn và đám giặc mà hắn xem là bạn là bình thường nhưng trẫm, hoàng đế Tây Sơn thì không cho phép. Ai cống hiến cho sự nghiệp tiêu diệt bè lũ bán nước, cho sự nghiệp thống nhất Đại Việt thì trẫm sẽ không quên ơn người đó. Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh. Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!

Lúc này, mọi người bắt đầu khóc. Họ thực sự cảm động trước lời nói của Quang Toản.

- Bệ hạ quả nhiên là minh quân sáng thế. Chúng thần nguyện đem sức mọn để giúp người đánh giặc Ánh. Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh. Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!

Nhìn về phía Quang Toản, đô đốc Tuyết nhận ra con người này đã thay đổi hoàn toàn. Ngoài ra, cái cậu nói “Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh. Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!” thật sự có tính động viên tinh thần vô cùng mạnh.

Tiện thể, lão cũng phải chuẩn bị đạo quân “dù lượn” mà Cảnh Thịnh đã bảo lão làm. Chuyện người bay như chim đúng là làm con người ở tuổi trung niên này vô cùng kích động.

Trong lúc đó, Quang Toản vẫn đang suy nghĩ khá nhiều. Qua lần nghe tên Hùng phân tích, hắn cũng hiểu việc chế tạo các loại công nghê quá tân tiến là không khả thi. Dù vậy, trong lịch sử, Cao Thắng không phải cũng chế tạo được súng trường của Pháp sao. Tuy chỉ là sao chép không toàn vẹn nhưng điều này cũng chứng tỏ là việc này chí ít vẫn có tính khả thi. Dù sao thì so với nghĩa quân Cần Vương phải trốn chui trốn nhủi thì hắn vẫn nắm quyền kiểm soát và sử dụng nhân lực, vật lực của toàn bộ miền Bắc.

Chỉ cần chế được súng và đạo quân dù lượn của Nguyễn Văn Tuyết thành công thì hắn nắm chắc phần thắng trong trận đụng độ sắp tới với Nguyễn Ánh.