Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 15: Quang Diệu ác chiến. Mưu kế Lê Văn Duyệt.



Đèo Ngang.

Trong lúc Cảnh Thịnh đang lo việc triều chính cùng hưởng thụ chút ít thì Trần Quang Diệu đang ác chiến cùng quân Nguyễn suốt mấy tháng liền. Xác của quân lính hai phe bắt đầu chất cao như núi. Dù khó khăn như thế những lá cờ đỏ vòng tròn vàng viền vàng của nhà Tây Sơn vẫn tung bay trong gió.

Thực ra, so với lực lượng của Cảnh Thịnh thì lực lượng của Trần Quang Diệu mạnh hơn rất nhiều. Tuy có cả đám lính bỏ trốn, chết vì bệnh tật và cả binh lính đã hi sinh khi công hạ thành Quy Nhơn, dù sao Võ Tánh cũng không dễ đối phó, nhưng đây là đạo quân chủ lực của Tây Sơn nên vô cùng mạnh. Quân trọng nhất, quân của lão còn có cả tượng binh. Tuy không còn nhiều nhưng vẫn đủ dùng, nhất là khi chúng mang đại bác cỡ nhỏ trên lưng. Trong khi đó, quân của Ánh lại di chuyển bằng đường biển nên không mang theo voi. Nói đúng hơn là chiến thuyền nhà Nguyễn không đủ khả năng chở voi chiến. Quan trọng nhất, Diệu có kinh nghiệm sa trường nhiều năm, đối đầu quân đội Nguyễn Ánh vô số lần.

Lúc này, quân sĩ tới báo tin Nguyễn Văn Thạnh lại dẫn quân tới tấn công. Trần Quang Diệu liền đi thân chỉ huy chiến trận. Toàn bộ quân đội chuyển sang trạng thái sẵn sàn chiến đấu.

“Súng thần công khai hỏa!”

Diệu hét lớn.

“Khai hỏa!”

Phía bên kia, Nguyễn Văn Thành cũng ra lệnh.

Phải nói là độ chính xác của pháo thủ Đại Việt, vốn dựa vào kinh nghiệm, kém hơn rất nhiều so với châu Âu. Tuy nhiên, với số lượng đạn pháo bắn ra nhiều khủng khiếp, vẫn có nhiều người bị trúng đạn pháo tử vong. Những phần không toàn vẹn của cơ thể con người văng tứ tung làm cho binh lính thật sự khiếp đảm. Nếu không phải cả hai đạo quân này đều trải qua cái chết vô số lần thì chắc chắn sẽ có người không chịu nổi mà bỏ chạy. Phải sau hai ba đợt tra trấn tinh thần khủng khiếp như vậy thì bộ binh mới cô dịp trổ tài.

Sau đó, hàng ngàn quân lính của Nguyễn Ánh bước về phía chiến trường. Đội hình lính cầm khiên lẫn cầm súng bị pháo Tây Sơn bắn vào làm chết một số nhưng nhanh chóng được những kẻ khác lắp vào.

“Đội súng trường khai hỏa!”

Phía xạ thủ quân Tây Sơn bắt đầu nổ súng.

“Toàn quân nổ súng!”

Phía quân đội Nguyễn Vương cũng tương tự.

Từ trên cao, người ta thấy một lớp sương mù. Sau đó, hai bên tiến hành đấu súng át liệt.

“Tất cả giữ vững vị trí. Kẻ nào bỏ chạy. Trảm thủ. Tất cả vì vương triều Tây Sơn”

“Không được bỏ chạy. Ai làm trái. Chém. Vì Nguyễn Vương”

Trong những trận chiến như vậy, luôn có những tên chỉ huy đi phía theo để thúc giục binh lính, đảm bảo không ai bỏ chạy khỏi hàng ngũ. Do đó, dù thỉnh thoảng có vài người trúng đạn ngã xuống thì không có binh lính của phe nào bỏ chạy. Tất cả đều đổ thuốc súng, cho đạn vào, dùng ống thông nồng đẩy đạn xuống, kéo mỏ gà, ngắm bắn và khai hỏa một cách vô cùng thuân thục như người ta cầm đũa ăn cơm. Mùi thuốc súng bao phủ không gian xung quanh làm một vài người phải cố gắng hít thở.

Trong lúc này, lực lượng lính trang bị gươm giáo của hai phe vẫn đứng chờ đợi phía sau. Có tên đứng yên. Có tên sợ hãi bồn chồn. Cũng có tên nhảy tưng tưng lên như điên để xem chiến trận.

Ở bên quân Nguyễn, đám lính này bắt đầu nhận được lệnh tiến công. Phía quân Nguyễn chiếm ưu thế về số lượng còn quân Tây Sơn chiếm điểm cao nên Nguyễn Văn Thành quyết định đánh giáp lá cà.

Một loạt đám lính mang theo gươm giáo xông lên dưới loạt đạn bắn ra như mưa của quân Trần Quang Diệu. May cho chúng là quân địch ở vị trí cao nên đội súng liên tục khai hỏa để chi viện hỏa lực. Dĩ nhiên cũng không tránh khỏi một vài tên bị trúng đạn tử thương.

“Xông lên!”

Lúc này, hàng ngàn binh lính dưới lá cờ vàng vòng tròn đỏ viền xanh của Nguyễn Ánh lao lên phía trước. Do đã vào tầm bắn hiệu quả của súng hỏa mai và súng kíp nên thương vong tăng vọt. Dù vậy, tất cả vẫn xông lên.

Súng vốn nạp đạn rất lâu. Số người chết vẫn chỉ là con số lẻ. Bỏ chạy là chết. Xông lên thì mới có cơ hội sống. Nói chung thì cho tới khi đối mặt với súng kiểu mới đang chế tạo ở Trung Đô thì nguyên lý này cũng đúng vài phần.

Quay lại hiện tại, mấy ngàn đám lính cầm đao đang lao vào giết nhau một cách vô cùng ác liệt.

Có tên lính Nguyễn dùng đao chém chết một người lính Tây Sơn. Hắn ta chưa kịp lao khô vết máu trên mặt thì bị một tên lính khác chém chết. Người lính kia chưa kịp vui mừng thì đã bị súng bắn trúng ngay ngực, trực tiếp ngã xuống chết tại chỗ.

Lúc này, đội kỵ binh của quân Nguyễn xuất trận. Do có ưu thế trên cao nên các tay súng Tây Sơn bắn cực kỳ chuẩn trong khi tốc độ của ngựa chậm lại vì di chuyển trên địa hình cao. Có con ngựa vẫn tiếp tục di chuyển dù chủ của nó đã bị bắn chết từ lâu.

Dùng kính viễn vọng quan sát, Trần Quang Diệu khẽ mỉm cười.

- Khá hợp với kế hoạch của ta. – Diệu lên tiếng.

Từ cánh trái đội tượng binh Tây Sơn xuất trận. Tất từ cánh phải lao vào đội hình của quân Nguyễn. Cũng lúc này, đất trời rung chuyển, mấy trăm thớt chiến tượng, toàn thân bọc giáp chỉ chừa ra đôi mắt lao lên

“Cho kỵ binh chặn chúng lại. Tạm thời hủy việc tập kích bên sườn. Tay súng bắn iểm trợ” – Nguyễn Văn Thành nói. Sức hủy diệt của kỵ binh với bộ binh là vô cùng lớn.

Dù vậy, bản thân nó lại không mấy hiệu quả do tốc độ di chuyển của voi chiến quá nhanh, không bị ảnh hưởng bởi địa hình đội núi, lại được các tay súng Tây Sơn bắn hỗ trợ. Về phần kỵ binh thì kết quả cũng không khả quan gì mấy. Những khẩu pháo cỡ nhỏ trên lưng voi tuy không mạnh bằng đại pháo thông thường nhưng cũng thổi bay một toán kỵ binh.

Chúng sau đó dùng chân to, vòi dài và ngà sắc nhọn đem vô số quân địch dẫm thành thịt nát, cuốn lại rồi ném đi hay dùng ngà đâm thủng, đem trận hình quân Nguyễn cắt ra làm đôi cắt làm đôi.

“Mẹ ơi! Ta không muốn chết!”

Một tên lính Nguyễn hét lớn rồi bỏ giáo mà chạy. Hắn dù bị giết ngay sau đó nhưng cũng đã gây ra phản ứng dây chuyền.

Đội hình của quân Nguyễn lúc này đứng trước nguy cơ vỡ trận rất cao.

“Phụ thân, giờ tính sau” – Con trai Nguyễn Văn Thành nhìn phụ thân hắn mà hỏi.

“Rút quân”

Lão nói với thái độ lạnh nhạt.

“Phụ thân, quân ta đã bị đẩy lùi liên tục. Lê Văn Duyệt liên tục xin thỉnh chúa công trách tôi cha. Nếu giờ còn rút nữa…”

“Mày tưởng tao không biết sao. Tuy nhiên, thế đã mất. Nếu giờ đánh tiếp thì đầu của cả hai chúng ta có thể sẽ bị Trần Quang Diệu chặt xuống đó. Mày có hiểu không?”

Cứ như vậy, quân Nguyễn rút quân. Bầu trời lúc này đã vào chiều. Trong khung cảnh ảm đạm mang mùi máu của buổi chiều tà, lá cờ Tây Sơn vẫn tung bay phất phới. Nó có bị rách vài chỗ và dính một ít máu nhưng nhìn chung cũng khá trang nghiêm.

“Bệ hạ. Mong lần này người thật sự sửa đổi”

Trần Quang Diệu tự nói với mình.

                                     ……………………………………… 

Mấy ngày sau, doanh trại quân Nguyễn.

Lúc này, Nguyễn Ánh cho họp các tướng để bàn bạc. Vẻ mặt vui mừng kết hợp hăng hái của lão khi chiếm được Phú Xuân này đã thay bằng vẻ mặt đâm chiêu. Những người theo lão một thời gian thì thấy nó giống vẻ mặt lúc mà quân Tây Sơn đang truy đuổi xác nút.

- Trải qua mấy tháng tấn công đèo Ngang, lương thực cũng đã cạn kiệt mà kết quả vẫn chưa đạt được. Các khanh có ý kiến gì không? – Nguyễn Phúc Ánh hỏi.

Tuy hậu phương của quân Nguyễn là một vựa lúa khổng lồ nhưng cái rắc rối nhất là không phải là không có lương hay không mà là vận chuyển kiểu gì. Hiện tại thì gió mồng thối mạnh, việc chuyển lương bằng đường thủy vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, khi mùa gió hết thì việc vận chuyển phải bằng đường bộ hoặc bằng thuyền mái chèo. Địa thế miền Trung Đại Việt nhiều đồi núi nên thời gian vận chuyển khá lâu, dễ dẫn tới thiếu lương. Thuyền mái chèo thì qua chậm. Đồng thời, khu mà Nguyễn Ánh đóng quân lại thiên tai liên miên, đất đai cằn cỗi nên cũng không sử dụng lương thực tại chỗ được.

- Khởi tấu chúa thượng, quân của Diệu tuy dũng mãnh nhưng cũng chỉ là người, không phải thần. Chỉ cần trải qua vài lần giao tranh, đạo quân này sẽ bị bào mòn hoàn toàn. Tới lúc đó, chúng ta sẽ… - Nguyễn Văn Thành mở lời. – Còn về lương thực thì đội thuyền vẫn có thể vận chuyển thêm vài đợt nữa…

Cái này thì Nguyễn Ánh biết nhưng hắn không có kiên nhẫn như vậy. Nói đúng hơn là cái gã tự cho mình là người thừa kế duy nhất của Chúa Nguyễn này sợ rằng nếu không tiêu diệt toàn bộ nhà Tây Sơn khi có cơ hội thì hắn sẽ phải trốn chạy lần nữa. Dù không tính chuyện lương thực thì giải pháp của Nguyễn Văn Thành không làm hắn hài lòng tý nào. Quan trọng nhất, bản thân lão Thành còn chưa tin chắc vào giải pháp của hắn nữa là Nguyễn Ánh.

Lúc này, một người đàn ông trung niên bước ra. Dù có dáng vẻ trung niên nhưng khuôn mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thật. Nói cho đúng thì nó giống người đọc sách hơn là võ tướng. Dù vậy, bộ chiến bào thấm mùi máu đã khô làm cho không ai, kể cả Nguyễn Ánh dám khinh thường. Ông chính là tướng Lê Văn Duyệt.

Được Nguyễn Ánh cho phép, ông liền mở lời:

- Xin thứ lỗi thần nói thẳng, giải pháp của Nguyễn Văn Thành quá ngớ ngẩn. Nếu đánh với viên tướng nào đó thì còn được. – Lê Văn Duyệt liếc nhìn Nguyễn Văn Thành với vẻ khinh bỉ rồi nhìn về phía Nguyễn Ánh - Thần nghe thám tử mật báo Cảnh Thịnh đã về Trung Đô. Trần Quang Diệu thì lại đang trấn thủ ở đây. Diệu là người văn võ song toàn lên không dễ đánh. Theo ngu ý của thần, chúa công nên mang toàn bộ thủy quân ra Nghệ An ngược sông Lam đánh thẳng vào Trung Đô giống như lúc trước mình đánh thành Phú Xuân. Thần ở đây để cầm chân Trần Quang Diệu cho đầu đuôi giặc không cứu được nhau tất phá được.

Nói đúng ý của mình, Nguyễn Ánh vui vẻ hẳn ra.

- Ái khanh quả nhiên là tướng tài của ta. Được rồi, đích thân Nguyễn Phúc Ánh ta sẽ mang ba vạn thủy quân tiến về về Trung Đô quyết lấy cho được đầu của thằng ranh con Cảnh Thịnh.