Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 16: Trận chiến thành Trung Đô (phần 1)



Đầu giờ Tí, Phượng Hoàng Trung Đô say ngủ trong tiếng sóng vỗ bờ. Đâu đó trên mặt biển là ánh đèo leo lét phát ra từ những chiếc thuyền thúng đang câu mực, cá, tôm... Đêm nay trời lạnh lắm. Những thợ câu mực, cá, tôm,… liên tục nhấp lấy từng chén rượu mạnh để chống chọi. Chốc chốc lại vang lên những tiếng gọi nhau í ới xua tan cái vẻ tĩnh mịch của màn đêm. Chuyện Tây Sơn và Nguyễn Vương giành thiên hạ không liên quan tới bọn họ.

- Này! Ông bạn già, hôm nay có khá không?

- Chưa được bao nhiêu. Đêm nay lạnh quá ông ạ. Lũ mực, tôm hay cá gì đó chắc cũng trốn mất rồi.

- A ha. Tôi mới được một con đây nhé. Các ông phải cố lên. Không khéo hôm nay phải thua tôi một chầu đấy.

Mưa bắt đầu rơi rả rích. Những chiếc cần câu mực dần dần dần được thu lại. Các chiếc thuyền thúng bắt đầu quay trở về bờ. Hôm nay họ gặp phải thất thu rồi. Mỗi chiếc chỉ có vài dăm con mực. Khá lắm cũng chỉ được non mười con. Tuy nhiên, với họ, bấy nhiêu cũng tạm đủ. Cái nghề này vốn đặc một chân vào cửa tử nhưng không làm thì chết đói.

Lộp bộp… lộp bộp… ào ào… Mưa nặng hạt dần. Lúc này, mấy người lính gác co ro trong những chiếc chòi canh. Họ không biết đến những nổi kinh hoàng tiếp theo đang chờ đón.

Ở xa xa ngoài khơi, từng hàng chiến hạm đang lù lù tiến tới. Không đèn, không tiếng động. Chúng như những con thủy quái còn sót lại từ thời xa xưa tỉnh lại. Ở giữa chúng là một lá cờ vàng, vòng tròn đỏ, viền xanh của quân Nguyễn.

Ầm… ầm… từng tiếng nổ đinh tai vang lên như xé rách màn đêm. Những khẩu pháo trên các chiến hạm bắt đầu khai hỏa.

- Có giặc… có giặc… mau báo với tướng quân…

Lính gác trên thành chợt bị những tiếng pháo oanh tạc đánh thức. Họ nháo nhào chạy vội về vị trí chiến đấu trên thành lũy.

- Các pháo thủ nhanh chóng vào vị trí!

- Báo! Đã vào vị trí, đạn đã lên nòng.

- Hướng về ánh sáng đầu nòng… chuẩn bị… châm lửa…

Tiếng đại pháo xuất phát từ thành lũy ầm vang đáp trả. Mặt biển lúc này sục sôi. Giữa đêm đen vô định, độ chuẩn xác gần như không có. Đó còn chưa nói lính Đại Việt bắn cũng chỉ ước chừng. Từng quả đạn pháo rơi xuống biển làm phát sinh những con sóng cao quá mạn tàu.

Một loạt đạn nữa xuất phát từ những chiến hạm oanh tạc lên tường thành. Có vài quả trúng đích, song vẫn không đủ để làm vỡ công sự vững chãi trên bờ biển.

Trong lúc đó, thám mã chạy hết tốc lực về thành để báo tin. Ngay làm tức, cả thành nhốn nháo. Cũng may là Quang Toản lúc này không còn là Quang Toản lúc trước nên vô cùng bình tĩnh mà chỉ đạo mọi việc. Tên này chỉ giữ lại chưa tới trăm quân dùng súng trường kiểu mới và ba trăm cấm vệ quân. Đám lính còn lại được biên chế thành lực lượng cơ động chi viện chiến trường. Do số lượng đạn làm có hạn, nói đúng hơn là số tiêu hao không đủ số lượng sản xuất theo phương pháp thủ công, nên hắn không thể dàn trải toàn mặt trận mà phải cơ động di chuyển vào nơi ác liệt nhất.

Hiện tại, Quang Toản đang đứng trên tầng ba Lầu Rồng để quan sát cùng với đô đốc Bùi Thị Xuân và ứng cứu khi cần. Hắn đang dùng kính viễn vọng để quan sát đám lính nhà Nguyễn đang bao phủ đường chân trời. Có cả ngàn tay súng và mấy chục khẩu pháo trong đạo quân này.

“Đúng là khủng khiếp. Thế mà thời sau lại toàn gươm giáo. Chục người mới có một khẩu súng” – Toản nghĩ thầm.

Nhìn về quân Nguyễn cùng như quân đội của hắn, tên này biết trận này còn lớn hơn trận ở Hoàng Sơn. Phải thừa nhận kỹ thuật quân sự của người Việt lúc này vô cùng mạnh, kể cả khi so với quân đội phương Tây.

Bản thân nguy cơ thì Quang Toản không lo lắng lắm. Công thành cần ba lần binh lực. Nguyễn Ánh chỉ đáp ứng vừa đủ. Dù vậy, tỉ lệ thắng thua là ngang ngửa. Cũng may là số súng kiểu mới kịp hoàn thành.

Trong khi đó, bên Nguyễn Ánh cho thả khí cầu mang người lên quan sát sau đó phát động lệnh tấn công. Nhìn kiểu khí cầu, Toản đoán rằng đây có lẽ là loại sử dụng khí thường chứ không phải là khí Hêli. Cũng may là hắn đã cho quân đội che chắn khá tốt.

“Bệ hạ. Thần nghe nói người cũng đang nghiên cứu thứ gọi là khí cầu này. Vậy giờ có cần thả ra không” – Bùi Thị Xuân đứng kế bên mà hỏi.

“Giờ chưa phải lúc. Không thể để giặc Ánh biết ta cũng có khí cầu” – Quang Toản nói trong lúc vẫn dùng kính viễn vọng quan sát. Nếu không phải tên này là người hiện đại thì hắn cũng chả biết khinh khí cầu có tác dụng gì.

Kể ra cũng khả buồn cười khi quân Pháp sau này đã dùng khí cầu để quân sát đại đồn Chí Hòa rồi quét sạch quân nhà Nguyễn vào thời Tự Đức. Phải nói là Nguyễn Ánh đã tiếp xúc với phương Tây vô cùng sâu. Chỉ thiếu một bước nhỏ nữa thôi thì Đại Việt có thể thành cường quốc mà Thanh Triều cũng phải khiếp sợ. Vậy mà cái việc tên Ánh làm sau khi lên ngôi là đưa luật nhà Thanh lên thành luật của Việt Nam và biến Nho Giáo làm quốc giáo như thời Lê – Trịnh, lại còn cả việc thuần phục một quốc gia có quân đội lạc hậu hơn mình. Nếu hắn đưa tư tưởng cách mạng Pháp cùng đạo luật dân sự của Napoleon để giúp Việt Nam thành siêu cường thì ai mà quân tâm việc hắn tàn bạo với nhà Tây Sơn kiểu gì.

- Ngoài ra, lực lượng trinh sát kiểu mới khanh đã huấn luyện xong chưa? – Hắn lại hỏi.

- Thần đã huấn luyện xong. Bọn họ gần như không ai có thể phát hiện ra được. – Bùi Thị Xuân nói.

Lúc này, đô đốc Tuyết cũng đi lên lầu rồng tham gia vào cuộc trò chuyện.

- Khởi tấu bệ hạ, thần đã yêu cầu thủy quân ở Thăng Long đóng ở Sầm Sơn – Lão nói – Tuy nhiên, không biết bệ hạ có kế hoạch gì. Liệu có liên quan tới binh chủng “dù lượn” gì đó không?

Phải nói là thủy quân ở Thăng Long toàn tàu nhỏ, khó mà đối địch lại nổi thủy quân của Nguyễn Ánh. Nếu không có kế hoạch thì đây đúng là tự tìm đường chết.

- Đúng là có liên quan đấy

Hắn nói.

Trong lúc Quang Toản đang thảo luận cùng Bùi Thị Xuân và Nguyễn Văn Tuyết thì quân đội Nguyễn Ánh đã chuyển pháo lên bờ. Những khẩu pháo này là hàng cũ từ Pháp nên di chuyển thuận tiện hơn nhiều, thời gian nạp đạn cũng nhanh hơn đáng kể so với mẫu súng của người Hà Lan từ trăm năm trước.

“Khai hỏa!”

Viên tướng chỉ huy quân Nguyễn hét lớn.

Hàng loạt những viên đạn cầu được bắn ra từ những khẩu pháo nòng trơn. Chúng như tử thần mà bay thẳng về thành Trung Đô. Dù độ chính xác khá kém nhưng do bắn với số lượng lớn, công thêm thành trì là một mục tiêu quá dễ dàng nên một loạt viên đạn bắn thẳng vào tường thành. Khói bụi bốc lên cao vút.

Một số người bị pháo trúng tử thương. Một số khác vì áp lực từ vụ nổ, máu từ miệng trào ra và về gặp ông bà. Kể cả Quang Toản cùng tướng lĩnh cũng phải cuối xuống để tránh bị pháo làm bị thương.

Dĩ nhiên, phía quân Tây Sơn cũng bắn trả. Những khẩu pháo đen sì trên tường thành nhắm vào quân Chúa Nguyễn mà bắn. So với quân địch thì họ có ưu thế do bắn từ trên cao.

Dù vậy, pháo thủ của Nguyễn Ánh cũng chả phải ăn chay. Hai bên tiến hành đấu pháo liên tục.

Sau đó, dưới sự chi viện của số lượng pháo khổng lồ, quân đội Nguyễn Vương bắt đầu chậm rãi di chuyển về phía thành Trung Đô. Ở giữa các cánh quân là những tên lính mang theo thang để leo vào thành. Hàng đầu tiên là một đám lính cầm khiên. Phía sau là mấy ngàn lính cầm súng. Tất cả đều di chuyển chậm rãi và vô cùng có trật tự. Nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy hàng chục hình chữ nhật đang tiến dần về tòa thành hình tam giác.

“Tấn công!”

Chủ tướng quân Nguyễn hét lên.

Mấy vạn quân nghe thấy liên xông lên. Những tên lính cầm súng bắn theo hàng, nhắm vào tường thành để cho đám lính cầm gươm giáo dễ dàng tiếp cận.

Trên thành, quân Tây Sơn dùng đá ném, nỏ bắn, súng bắn... bắn hạ vô số kẻ địch. Đoạn đường gần trăm mét trải đỏ xác quân của Nguyễn Phúc Ánh.

Dù vậy, họ cũng phải chịu tổn thất khi xạ thủ quân Nguyễn thi nhau khai hỏa. Độ chính xác của các loại súng, bao gồm súng sử dụng bộ đánh lửa, thật sự rất kém nhưng với số lượng khổng lồ đạn được bắn ra, vẫn có nhiều người ngã xuống.

Thêm vào đó, quân địch ỷ vào người đông thế mạnh, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, chẳng mấy chốc mà đã áp sát được vào tường thành. Từng chiếc thang mây được dựng lên, quân Nguyễn ào ào leo lên thang mây, nhảy lên tường thành.

Trên tường thành, quân Quang Toản dùng trường thương, câu liêm đem những tên đao thuẫn thủ vừa trèo lên đẩy ngã xuống đất, hoặc dùng đá ném, hoặc dùng dầu giội xuống, giết địch vô số. Dù vậy, do thiếu đi hỏa lực kiềm chế, quân Nguyễn ào ào xông lên, leo thang vào thành

Trong tình hình ác chiến như vậy, những tay súng của Quang Toản phát huy vai trò rất lớn. Họ luôn là những người góp phần đẩy lùi các mũi tiến công của quân địch như ưu thế khủng khiếp của hỏa lực. Phần lớn các đội lính cầm súng của quân Nguyễn đều không có khả năng kháng cự trước uy lực kinh khủng của loại vũ khí này. Nhiều đội quân thậm chí bị tiêu diệt gần hết. Đám quân này giống như tử thần đòi mạng. Không gì cản nổi.

Nhận thấy quân địch đang bị áp đảo, tinh thần chiến đấu của quân Tây Sơn dân lên cao. Dần dần, số lượng quân Nguyễn xông lên cứ như là mục tiêu để quân của Quang Toản tiêu diệt.

Trước tình hình này, Nguyễn Ánh trực tiếp ra lệnh rút quân để bàn tính giải pháp.

                                                             ………………………………………………… 

Buổi tối, doanh trại quân Nguyễn, mấy ngày sau.

Tuy lực lượng Nguyễn Ánh đông gấp ba lần nhưng chỉ có thể tấn công phía nam và phía tây, tường thành lại không dài nên hai, ba ngày chưa chiếm được ưu thế. Bản thân Lê Văn Duyệt vốn đang quyết chiến với Trần Quang Diệu ở Đèo Ngang cũng được Nguyễn Ánh dùng tàu đưa ra Nghê An để cùng thảo luận với hắn về cách đánh Trung Đô.

- Các vị ái khanh, quân ta đã tấn công mấy ngày này rồi mà chưa làm gì được thành trì của quân Ngụy triều. Thêm vào đó, các cánh quân đều ghi nhận một thứ vũ khí cực mạnh của quân giặc, còn hơn hẳn loại súng mà chúng ta mua của người Pháp. Hiện tại, không biết người nào có ý kiến gì để giúp ta đánh giặc.

Nguyễn Ánh lên tiếng rồi nhìn một hồi. Từ trận ở Đèo Ngang thì ông đã cảm dường như một thứ gì đó đã thay đổi, cụ thể là tên nhóc con Nguyễn Quang Toản. Hắn cứ như có thêm một phần linh hồn khác nhập vào cơ thể ngu ngốc kia. Nguyễn Vương tự hỏi liệu có phải hắn sẽ phải chạy trốn như lúc trước không.

Lúc này, Lê Văn Duyệt lên tiếng. Lời nói của lão xoá tan dòng suy nghĩ của Nguyễn Phúc Ánh.

- Thần thấy thành Tây dài gấp rưỡi thành Nam. Hơn nữa, số lượng súng thần công của Tây Sơn phần lớn đặt trên bệ có bốn bánh xe khó di chuyển nhanh. Theo ngu ý của thần, sáng mai, chúng ta dùng kế nghi binh giả vờ tập trung tấn công mãnh liệt thành Tây để thu hút binh lực của địch. Tầm chiều ta tập trung toàn bộ súng thần công bắn thủng cổng thành phía Nam cho tinh binh tràn vào chắc phá được thành.

- Diệu kế! Hôm sau cứ tiến hành theo kế hoạch đã định.

Nguyễn Vương lên tiếng.