Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 17: Trận chiến thành Trung Đô (phần 2)



Hôm nay, với Nguyễn Văn Dũng mà nói, thời tiết thật sự rất đẹp bất chấp cuộc tấn công nghi binh vào thành Tây sắp biến thành một cuộc ác chiến đúng nghĩa. Lá cờ của nhà Nguyễn lúc này đang tung bay trong gió. Đó là lá cờ mà cha con nhà hắn đã liều mạng chiến đấu. Thực lòng, hắn thấy lá cờ này thực sự rất đẹp. Từng nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh tan mà vẫn tung bay thì không phải rất đep sau. Hôm nay, hắn nhất định phải tiên phong đi đầu, phá cho bằng được Phượng Hoàng Tung Đô. Lá cờ vàng vòng tròn đỏ, viền xanh sẽ được đích thân hắn cắm trên hành cung của tên Quang Toản.

Đột nhiên, một tiếng nổ vang lên làm gián đoạn dòng suy nghĩ của hắn. Sau đó, một tên lính đi tới

“Khởi tấu đại nhân, quân Tây Sơn đã hoàn toàn trúng kế. Cổng thành Nam bị đại pháo của ta bắn bắn thủng. Tướng quân Lê Văn Duyệt lệnh cho người dẫn tinh binh đi vào thành.”

“Lê Văn Duyệt, đừng tưởng ngươi có thể ăn hiếp cha con ta mãi được” – Nguyễn Văn Dũng nghĩ thầm.

Dù không thích nhưng hắn vẫn nghe theo quân lệnh mà tấn công. Ai bảo Lê Văn Duyệt là cấp trên của hắn.

Hơn ba trăm người ở tiền quân sau đó lao vào như như ong vỡ tổ, cắm đầu tấn công về phía Tây Sơn quân. Ba trăm tên này dưới là cờ Chúa Nguyễn, chính thức đạt tốc độ bộc phát gần như ngang chiến mã, lao ra từ ngọn lửa hừng hực với vẻ mặt vặn vẹo, ánh mắt khát máu. Tất cả hình ảnh ấy cho người ta cảm thấy đây là quỷ chứ không phải người.

Dù không muốn thì cũng phải thừa nhận là Nguyễn Ánh trong hơn mười năm đã tạo ra một đạo quân quái vật để đối đầu với quân đội hùng mạnh của Tây Sơn. Đó là tài năng mà không phải ai cũng có được và chỉ có thiên tài như Quang Trung mới đánh bại nổi Nguyễn Phúc Ánh.

Ngoài ra, phải nói là kế hoạch của Lê Văn Duyệt khá hoàn hảo. Khổ nổi, nó lại bị lực lượng trinh sát của Quang Toản phát hiện được. Tuy bộ binh của quân Nguyễn tấn công mãnh liệt thành Tây nhưng pháo lại chuyển hướng thành Nam. Từ đó, hắn quyết định tương kế tựu kế.

“Ầm… ầm…. ầm.”

Ba tiếng nổ vang trời gần như đồng loạt vang lên. Đám quân tinh nhuệ của Nguyễn Ánh hoàn toàn bất ngờ, sau đó là chết lặng. Một cảnh tượng khủng khiếp hiện lên trước mắt. Những tên đứng sau lập tức thấy một hình ảnh mà suốt đời chúng khó quên. Chỉ trong một khoảnh khắc, những tên lúc trước vẫn hùng hổ, nói cười ha ha, bây giờ khắp toàn thân đỏ lòm đầy lỗ máu. Những tên đứng gần lập tức bị chấn cho nát tươm, người te tua như cái sàng. Rất nhiều kẻ đã chết, thế nhưng có không ít kẻ vẫn còn sống và đang rên rỉ, chỉ nghe thấy những tiếng kêu ú ớ của chúng, máu huyết trong thân thể đang theo từng lỗ máu mà chảy ra đem theo chút sinh khí ít ỏi còn lại trong cơ thể.

Phải nói là trong tình huống bình thường, đám nỏ phóng lựu với lựu đạn tự chế này không phát huy được mấy tác dụng bởi chúng vận hành bằng thuốc nổ đen. Khổ nổi cả đám ngàn người lại đang chen chút đi qua cổng thành. Dù bị pháo bắn tan nát thì nó vẫn quá nhỏ để nhiều người như vậy đi qua. Thiệt hại là khó tránh.

Dù vậy, ác mộng chỉ mới bắt đầu.

- Hàng một bắn – Quang Tỏa không do dự ra lệnh

" ĐOÀNG..ĐOÀNG..ĐOÀNG... CHÍU...CHÍU...CHÍU..."

Tiếng súng dồn dập vang lên

" PHẬP....PHẬP....PHẬP...."

Tiếng đạn ngọt xớt xuyên qua da thịt vang lên.

Một loạt sáu mươi người ngã xuống. Kẻ thì chết ngay kẻ thì rên rỉ thống khổ lăn lộn trên đất. Cảnh hộp sọ vỡ tan máu pha lẫn óc trắn bầy nhày văng tứ tán, cảnh đạn xuyên qua thân tao thành lỗ to bằng miệng bát sau lưng máu thị bày nhày, cảnh ôm tay ôm chân thống khổ lăn lộn mặt đất thậ quá hãi hùng khiếp vía, đến cả đám tinh binh với tinh thần thép cũng hãi hùng khiếp vía. Do nỗi sợ tâm lý và chướng ngại vật nên tốc độ họ xông lên không thể nhanh như lúc đầu.

- Hàng thứ 2 bắn...!– Âm thanh ra lệnh lạnh lùng vang lên khi hàng một đang loay hoay nạp đạn.

Lại một hàng người máu me be bét ngã xuống.

- Hàng thứ 3 bắn...! – Âm thanh lãnh khốc vang lên.

Vẫn là các tiêng khô khan " đoàng... Chíu... Phập phập" vang lên liên tục. Âm thanh của chết chóc của tử thần của tàn sát nghiêng về một phía. Càng bắn các hoả thườn thủ càn tự tin, độ tinh xác càng chuẩn. Vì thuốc súng phối tốt nên rất ít khói gây chắn tầm nhìn. Đến giờ sau ba lượt bắn thì đã có gần hai trăm tên lính ngã xuống mà họ vẫn chưa thể tiếp cận được gần đám lính của Quang Toản.

Tuy nhiên, đám này vẫn xông lên. Lớp trước ngã xuống lớp sau xông lên nhưng trên mặt họ đã hiện lên vẻ sơ hãi, hoang mang chứ không phải vẻ mặt khát máu như quỷ trước kia.

“Đúng là tinh binh. Dù sợ vẫn lao lên chiến đấu.” – Quang Toản nghĩ thầm.

Nhìn vào cái đạo quân nát bét thời Tự Đức, không ai nghĩ đạo quân Nguyễn thời này lại khủng khiếp tới mức phá vỡ tất cả các định luật như vậy.

Thực ra thì bọn chúng cũng chả tinh binh gì. Đám này mà chạy thì Nguyễn Văn Dũng ở phía sau sẽ cho bọn chúng về trời ngay. Do đó, cách duy nhất là xông lên.

Nói về tình hình hiện tại. Sau một loạt bắn ba hàng thì không một tên lính Nguyễn nào còn đứng bình thường được. Tranh thủ các hoả thương binh từng hàng thay nhau lau nòng súng, trường thương binh được phân ra năm mươi người tiến lên, gặp thằng nào con cụ cựa thì cho một xiên. Tiếng phập phập liên tiếp vang lên, khi trở về đội ngũ ánh mắt của họ còn có thêm ba phần tự tin.

Tính ra, với khoảng cách gần trăm mét thì hỏa thương có thể bắn thêm một lượt rồi mới rút lui về sau trường thương binh. Tuy nhiên, vì đảm bảo an toàn tuyệt đối, Quang Toản ra lệnh cho Hỏa thương Binh rút đi. Thông qua các khe hẹp của trường thương binh, các hỏa thương gọn gàng, ngăn nắp, nhanh chóng rút vào lòng phương trận trường thương. Tiếp theo hàng thứ hai của trường thương binh bước ngang một bước các khe hẹp được lấp đầy một cách so le.

Vài chục tên lính Nguyễn không kịp kìm tốc độ đam xập vào rừng thương. Mũi thương là tam lăng, thứ nhẹ nhàng ngọt sớt xuyên qua cơ thể họ. Tam lăng thứ được ứng dụng cho lưỡi lê hiện đại. Phải nói là sau vụ này Toản sẽ trang bị hoàn toàn lưỡi lê của binh lính và bỏ hoàn toàn gươm giáo.

Trong khi đó, các binh sĩ nhẹ nhàng rút thương khỏi xác chết của địch quân tiếp tục giơ ngang thương để chuẩn bị chiến đấu. Phương trận trường thương của người Thuỵ sĩ đã từng làm mưa làm gió ở châu Âu. Tuy nó đã trở nên lạc hậu với súng ống đại bác nhưng lại vô cùng hữu dụng vào lúc này.

“Đội súng trường. Bắn tự do!” – Toản ra lệnh.

Nghe lệnh của Toản, họ đi lại tìm các khe hẹp đủ an toàn không ngộ thương đồng đội để thu gặt tính mạng quân thù.

Trước rừng thương trước mặt, các đám lính nhà Nguễn dừng lại dùng đao bén chém, mong sao chém đứt mũi thương. Tuy nhiên, vũ khí của quân Tây Sơn đâu phải dễ dàng muốn chém là chém.

-Đâm.... Rút.... Đâm... Rút... - Các trường thương binh không phải bù nhìn giấy để cho đám tinh binh của Nguyễn Ánh ung dung đứng đó mà loay hoanh chặt mũi thương. Họ là cũng là tinh anh của một đạo quân từng đánh tan cuộc xâm lược của Xiêm La và Đại Thanh, đánh đổ hai tập đoàn phong kiến của Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh.

Hiện tại, đứng trên lưng voi, Bùi Thị Xuân đang gào thét ra lệnh trường thương như rừng nhô lên hạ xuống thu gặt tính mệnh của kẻ địch. Cứ như thế, lại có vài chục người ngã xuống. Hai bên cánh đã không còn tên giặc Ánh nào sống sót.

- Hồi trận! - Chỉ huy hai cánh ra lệnh ba hàng trái phải dựng thương quay về phía chính diện.

- Đẩy! Bước đều bước....

Cả phương trận từ từ đẩy lên phía trước. Đây cũng chính là yếu điểm phương trận, nếu di chuyển nhanh thì phương trận sẽ loạn ngay lập tức. Nếu không còn là phương trận thì trường thương binh lại thành dê béo. Thế nên nếu đối thủ mà muốn chạy thì phương trận trường thương bó tay. Thế nhưng đây là tinh binh của Nguyễn Phúc Ánh, được huấn luyện để chống lại con quái vật Tây Sơn áp ảnh hắn suốt nhiều năm. Thêm vào đó, Nguyễn Văn Dũng quyết tâm tiến công nên thành ra không có tên nào bỏ chạy và nó lại giúp cho quân Tây Sơn rất nhiều.

Dựa vào thân thủ nhanh nhẹn, một số lăn tròn phía dưới đất tránh mũi thương nhằm tiếp cận quân địch nhưng đón chào họ là nhưng mũi thương chĩa xuống tầm thấp của hàng thứ ba chuyên phòng thủ cận khiến cho hàng một lại vài chục người ra đi. Điên cuồng vào phút cuối, một số tinh binh có khinh công siêu việt bay người lên cao, nhưng khi đáp xuống thì đóng chào họ là một loạt tiếng nổ từ súng ngắn mà mỗi trường thương binh đều được trang bị. Quả thật là lên trời không được, xuống đất không xong.

Lúc này, Nguyễn Văn Dũng, thông qua đám lính đang chết dần của mình có thể nhìn thấy Cảnh Thịnh. Gã vua này có ánh mặt sắt bén đầy sát khi, hoàn toàn không giống với tên hoàng đế mấy tháng trước còn trốn chạy thục mạng khỏi quân đội nhà Nguyễn. Cũng càng không phải tên hôn quân Quang Toản mà hắn biết. Dù khoảng cách hai bên vô cùng gần nhưng lại xa đến vô cùng. Trên thực tế, kể cả khi tên Dũng liều mạng để lao tới thì cũng vô ích bởi hắn chưa làm rụng một cộng lông mày của Quang Toản thì đã bị bắn thành tổ ong rồi.

Lúc này, lá cờ đỏ vòng tròn vàng, viền vẫy rồng vàng của Tây Sơn vẫn tung bay trong gió.

“Khởi tấu hoàng thượng, quân giặc ở thành Tây đã rút rui. Xin người cho phép thần được phản công giết sạch tinh binh của giặc” – Bùi Thị Xuân đi xuống voi chiến mà nói với Cảnh Thịnh.

“Chuẩn tấu” – Toản nói – “Nhưng mà khanh cũng nên cẩn thận súng thần công trên chiến thuyền của giặc”

Ngay sau đó, thấy quân Nguyễn núng thế, Bùi thị Xuân cưỡi voi trắng một ngà và ba trăm quân cấm vệ cùng ba trăm tay súng xông lên làm quân Nguyễn hoảng loạn. Thế trận đã hoàn toàn sụp đổ. Nguyễn Văn Dũng không còn cách nào ngoài bỏ chạy bởi hắn không một chết lúc này.

Chủ tướng chạy thì binh lính cũng dẫm đạp lên nhau chạy trốn về phía thủy trại. Đạo quân này đã không còn khí thế chiến đấu mà chỉ là còn mồi cho quân Tây Sơn chém giết.

Đột nhiên, các súng thần công trên chiến thuyền khai hỏa. Một số binh lính bị đại bác thổi bay lên trời.

- Tướng quân, giờ tính sao?

Một thân binh hỏi Bùi Thị Xuân

- Lui binh!

Phải thừa nhận là ưu thế của chiến thuyền nhà Nguyễn quá lớn. Cái đáng giận nhất là hạm đội của Tây Sơn mấy năm trước còn đủ sức đánh ngang với tàu chiến bọc đồng của Pháp, được hải quân Anh kính nể.

Dù vậy, trận này phía Tây Sơn toàn thắng diệt hơn một vạn quân, bắt sống hai nghìn quân. Quân Nguyễn Ánh phải rút toàn bộ lên thủy trại.