Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 18: Đánh tan thủy quân.



Vài ngày sau, vào đêm cuối tháng, trời không trăng, trên đỉnh núi Phượng hoàng có mấy trăm bóng đen đang đứng. Đó là những binh lính đặc biệt được tập dùng diều để lượn một khoảng thời gian. Trải qua vài tháng tập luyện có khoảng hai trăm năm mươi người đã sử dụng tương đối thành thạo. Số còn lại không sử dụng được hoặc bị thương có mười người bị chết khi va vào vách núi. Bản thân Quang Toản kiếp trước cũng hay sử dụng dù lượn. Tuy nhiên, kỹ thuật chế tạo của hai thời đại khác nhau nên hắn không hoàn toàn nắm chắc được.

Nói sơ một chút về dù lượn. Nó là hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các "xoang dù".

Lúc này, Quảng Toản hướng về đám lính của mình mà lên tiếng.

- Các ngươi lợi dụng hướng gió bay về phía thủy trại. Do nơi đó thắp đèn sáng lên rất dễ xác định mục tiêu. Mỗi người mang theo hai thùng thuốc nổ mỗi thùng năm cân buộc thêm bom cháy để kích nổ. Trên người các ngươi có buộc phao làm bằng da trâu để đề phòng rơi xuống nước không bị chết đuối. Còn có ai thắc mắc gì không?

- Không thưa hoàng thượng. Vì Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh! Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại!

Sau đó, đoàn diều chia làm bốn đợt để tấn công. Không ai sợ hãi gì cả. Màn đêm sau đó gần như nuốt trọn những con người dũng cảm phi thường.

“Một vương triều như vậy thật không đáng để phải chịu diệt vong”

Quang Toản nghĩ thầm.

Trong lúc này, trong thủy trại, Nguyễn Ánh cũng cho họp các bá quan văn võ. Cả đám hoàn toàn không biết được thảm họa sắp sửa diễn ra.

Giữa đám võ tướng, Nguyễn Văn Thành bước lên khởi tấu:

- Khởi bẩm chúa công, trận chiến hôm qua, quân ta đã tổn thất lớn. Sĩ khí ba quân giảm sút. Theo thiển ý của thần, ta lên rút quân về Nam để bảo toàn lực lượng. Để đến sang năm hồi phục lực lượng, ta sẽ kéo quân báo thù.

Ý kiến của Nguyễn Văn Thành nói chung không sai và nó cũng có lý nhất là với vũ khí khủng khiếp mà quân đội nhà Tây Sơn sở hữu.

Vốn không ưa người này, Lê Văn Duyệt bước lên tâu:

- Khởi tấu chúa công, quân ta mới thua một trận hôm qua nhưng lực lượng vẫn hơn quân Tây Sơn. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, sang năm, nhà Tây Sơn hồi phục nguyên khí thì rất khó mà việc hạ gục chúng lần nữa. Theo ý thần, ta nên chia quân một cánh ra Thăng Long quấy rối hậu phương địch mới là thượng sách. Bệ hạ nên trừng phạt kẻ bàn lùi làm giảm sĩ khí ba quân để làm gương.

- Lão Duyệt, ông muốn nói ai làm giảm sĩ khí ba quân?

Nguyễn Văn Thành lên tiếng.

- Ai làm thì người đó biết – Lê Văn Duyệt nói – Hỏa khí Tây Sơn lợi hại nhưng chí ít thì con của ai kia cũng nên liều mạng hi sinh vì chủ chứ sao lại để Bùi Thị Xuân dẫn quân truy quét thế kia. Nếu không nhờ chủ công cho súng thần công bắn liên tục thì hắn đã bị Ngụy triều bêu đầu rồi.

- Ngươi muốn trù con ta chết… ? Được rồi, cứ cho là thằng Dũng có lỗi đi nhưng cái kế sách của ông có thật sự hiệu quả. Chúng ta từ đèo Ngang đi sang đây, kết quả là thiệt hại số lượng lớn binh lính. Giờ còn đánh vào tận Thăng Long, thiệt hại sẽ là con số lớn tới mức nào nữa.

Nguyễn Văn Thành nói.

- Kế sách của ta hoàn toàn không có vấn đề. Tình hình ở Bắc Hà hoàn toàn không hề ổn định. Người tưởng nhớ nhà Lê rất nhiều. Muốn gây ra bạo loạn ở đó không hề khó.

Lê Văn Duyệt vẫn khẳng định ý kiến của mình là đúng.

- Lúc đánh Trung Đô ông cũng bảo không khó đấy thôi

- Ngươi…..

Hai phe sau đó tranh cãi nhau càng kịch liệt. Thậm chí, nếu không có Nguyễn Ánh ở đây thì họ đã rút kiếm ra chém nhau rồi. Do đó, tên Nguyễn Vương cũng chưa biết quyết định thế nào.

- Đủ rồi! – Nguyễn Ánh lên tiếng – Tạm thời bãi chầu. Ngày mai chúng ta sẽ thảo luận tiếp tục.

Trong lúc này, lính gác quân Nguyễn vẫn đang canh khác. Nhiệm vụ của chúng là canh chừng, không phải xen vào chuyện của chủ tướng.

- Ê mày, hình như tao thấy có thứ gì bay trên trời kìa! – Một tên lính lên tiếng.

- Đầu mày bị úng à!? – Một tên lính khác nói cho tới khi hắn cũng chứng kiến. – Cha mẹ ơi, cái quái quỷ gì đây!?

Thực sự, binh lính của Nguyễn Ánh hoàn toàn không ngờ có một đội quân đang bay trên đầu mình.

Trong khi đó, khi đến gần, những binh lính Tây Sơn trên diều rút kíp “lựu đạn” và thả xuống những chiếc chiến thuyền lớn. Nó thực tế là một phiên bản khác của chai cháy.

Chai cháy, hay còn gọi là chai xăng chống tăng, bom xăng, bom dầu, và được biết tới với cái tên lóng là Cocktail Molotov hay bom Molotov là một loại vũ khí gây cháy đơn giản có thể được sản xuất hàng loạt với chi phí thấp. Ở dạng đơn giản nhất, bom xăng Molotov gồm một chai thủy tinh chứa đầy xăng, dầu hỏa hay chất lỏng gây cháy nổ cùng với một tim dầu - có thể tim dầu chỉ đơn giản là một miếng giẻ buộc vào nút chai - dùng để mồi lửa.

Dĩ nhiên, Quang Toản không đào ra thủy tinh, vốn có giá trị cao ở thời này. Xăng và dầu càng không có. Dù vậy, một số chất đốt khác như mỡ động vật vẫn được sử dụng. Đặc biệt, hắn đã trưng dụng một số lượng lớn rượu toàn thành. Cũng may, hắn là hoàng đế nên mọi chuyện khá đơn giản.

Những “quả bom nặng” sau đó rơi xuống nổ tung khi chạm thuyền làm chấn động toàn bộ thủy trại. Quân lính hoảng loạn kêu khóc khắp nơi, chỉ thấy những vật từ trên trời rơi xuống mang theo chết chóc.

Phải nói là uy lực lớn nhất của dạng bom này không phải ở vụ nổ mà là tính chất cháy của nó. Cái chết người là tất cả chiến thuyền thời này đều được đóng bằng gỗ. Thêm vào đó, nguyên nhân của vụ nổ là từ rượu nên việc dập lửa không thể chỉ dùng nước là được.

- Chuyện gì đang diễn ra!? Quân Tây Sơn tập kích ư!?

Nguyễn Ánh vừa mới nghỉ ngơi ở Soái thuyền thì tỉnh giấc. Hắn vội vàng chạy ra thì thấy các chiến thuyền cái thì nổ tung, cái bị chìm, cái đang cháy ngùn ngụt. Binh sĩ thì hoảng loạn.

Lúc này Lê Văn Duyệt đi thuyền nhỏ đến rước Nguyễn Ánh sang vì hắn quan sát thấy chủ yếu những vật kia rơi vào các chiến thuyền lớn. Chiếc Soái thuyền rất nổi bật có thể là mục tiêu đợt tấn công tiếp theo.

- Chúa công, hiện tại các thuyền lớn đang bị tấn công. Lửa cháy dữ dội mà quân ta vẫn chưa dập được. Thần kiến nghị người nên lên thuyền nhỏ tránh trước. – Lê Văn Duyệt lên tiếng. – Thần đã cho binh lính sử dụng cung tên, súng, thậm chí cả đại bác nhưng vẫn chưa có hiệu quả là bao. Xin người hãy mau lên thuyền nhỏ!

Nguyễn Ánh đang suy nghĩ khá nhiều. Hiện tại, trời quá tối nên hắn cũng chả biết có bao nhiêu thứ kia đang bay trên trời. Nếu do dự thì không biết chừng bản thần sẽ thực sự thành heo quay.

- Được rồi. Lê Văn Duyệt, khanh dẫn đường.

Trong lúc đó, nhờ ánh sáng của những chiến thuyền bị cháy quân lính phát hiện những bóng đen bay lượn trên trời, nhiều tên quỳ sụp xuống bái lạy vì cho rằng trời phái thần binh xuống giúp đỡ nhà Tây Sơn.

- Quỳ lại cái gì!? Mau lấy súng là bắn chết đám kia đi! – Một tên chỉ huy lên tiếng. – Thằng nào quỳ tao chặt đầu thằng đó!

Đột nhiên, có tiếng súng thần công nổ vang. Đội thuyền thủy quân Tây Sơn xuất hiện. Những chiếc mẫu tử thuyền lướt đến áp sát vào những chiếc thuyền chiến lớn. Sau đó, thuyền con nhẹ nhàng rút lui còn chiếc thuyền mẹ nổ tung làm chiến thuyền lớn hư hỏng nặng và chìm xuống.

- Truyền lệnh của ta, tập trung súng thần công bắn chìm các thuyền mẫu tử! Tuyệt đối không cho chúng tiếp cận.

Nhìn những chiến thuyền của Thủy quân Tây sơn nhỏ đi tới như bay trong thủy trại, Nguyễn Ánh vội tập hợp quân lính để phản công

- Hiện tại quân ta đang trong tình huống hỗn loạn. Trời quá tối. Chúng thần không thể xác định được vị trí cũng như số lượng quân địch. Việc liên lạc giữa các chiến hạm cũng quá khó khăn.

Nói sợ một chút thì việc liên lạc giữa các thuyền lúc này dựa chủ yếu vào cờ hiệu hoặc đóm lửa là chính. Hiện tại, cả hai thứ đó đều không dùng được.

- Chết tiệt!

Nguyễn Ánh hét lớn.

Trong lúc này, những chiến thuyền Tây Sơn đến gần ném bom cháy, bắn súng, phun hỏa hổ vào những chiếc còn lại làm thủy quân Nguyễn càng thêm rối loạn.

- Bệ hạ! Mau lên khinh thuyền. Tình hình hiện tại không ổn. Thần kiến nghị trực tiếp cho thủy quân rút khỏi thủy trại.

- Không phải lúc trước chính khanh còn định đánh Thăng Long sao? – Nguyễn Ánh nói.

- Thần ngu dốt. Xin bệ hạ ban lệnh rút quân.

Cứ như vậy, phần còn lại của thủy quân nhà Nguyễn chính thức rút chạy. Quân Tây Sơn không truy quét mà chỉ dừng lại ở đó.

Trong khi đó, đứng trên núi Phượng Hoàng nhìn ánh lửa của Thủy trại nhà Nguyễn, các tướng lĩnh khâm phục mưu kế của Cảnh Thịnh. Riêng Nguyễn Văn Tuyết và Trần Quang Diệu chỉ trầm ngâm nhìn mà không nói gì.

- Các khanh thấy kế của trẫm thế nào? – Quang Toản hỏi rồi nhìn vào hai người này. – Trẫm không cần kẻ nịnh hót. Nếu nó có sơ hở thì khanh cứ nói.

- Vậy thì thần nói thẳng. Nói giờ là ban ngày thì kẻ thua là chúng ta

Trần Quang Diệu lên tiếng.

- Tại sao? – Toản hỏi.

- Giờ là ban đêm, giặc Ánh không biết số lượng cụ thể của quân ta. Cộng thêm việc bị đạo quân dù lượn gì đó của người làm cho hoản loạn, bọn chúng nhanh chóng rơi vào thế bị động. Tuy nhiên, nếu vào ban ngày, dù bị tốn thất lớn thì với số lượng áp đảo, quân Nguyễn hoàn toàn có thể phản công như thường.

Diệu trả lời.

Cảnh Thịnh suy nghĩ một lúc. Phải thừa nhận người xưa không hề ngu. Một đặc vụ hiện đại chưa chắc sánh được. Để thực sự kéo nhà Tây Sơn ra khỏi số mệnh diệt vong, hắn còn phải học hỏi nhiều.

Sau một đêm hoảng loạn sáng ra cho kiểm lại thấy tướng sĩ cấp báo mất ba trăm chiến thuyền lớn, hai trăm chiếc hư hỏng nặng và chết một vạn thủy quân. Nguyên nhân thì có nhiều, bên cạnh quân Tây Sơn thì còn là do trời tối hoản loạn mà tự đâm vào nhau.

Nguyễn Ánh ngao ngán lệnh cho tàn quân rút lui về Gia Định. Quân bộ rút về bờ nam sông Nhật Lệ củng cố Lũy thầy. Một lần nữa Bắc Nam lại bị chia cắt sau mấy năm mới được thống nhất.

Chiến thắng Trung Đô làm nức lòng quân Tây sơn mọi người hy vọng Đức Vua Cảnh Thịnh sẽ mở ra một trang mới huy hoàng cho triều đại Tây Sơn.