Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 2: Họp cùng tướng lĩnh.



Sau vài ngày coi như làm quen với thân thế mới, sáng nay Thịnh cho họp các quan lại để bàn bạc kế sách.

Trong lúc họp, hắn thất thần nhìn lên một người đàn ông trung niên cao lớn. Trên khuôn mặt là chòm râu bạc và vết tích thời gian. Toàn thân bao bộc giáp trụ mang mùi máu. Ông là danh tướng Đào Xuân Phong của Tây Sơn. Dù cảm thấy Quảng Toản có hơi kỳ quái nhưng tình hình hiện nay quá gấp rút nên ông bỏ qua mà trực tiếp đề nghị:

- Hoàng thượng nên về Trung Đô (Thành Phượng Hoàng- Nghệ An ngày nay ) để nghỉ ngơi. Thần liều chết cầm chân giặc để bảo vệ bệ hạ cùng các quan và tam cung về Trung Đô. Ở đó có Đô đốc Tuyết bảo vệ chắc hoàng thượng sẽ bình an có cơ hội chấn chỉnh quyết chiến cùng Nguyễn Ánh.

Thịnh chợt nhớ ngày trước mình có đọc cuốn Tây Sơn Bi Hùng truyện thì Đào Xuân Phong bị chết đột tử trong trại làm cho Lê Chất và Lê Văn Duyệt thừa cơ cướp trại đuổi theo làm tướng Trần Nguyên Anh (trùng tên ha), Võ Văn Dũng và Bùi thị Xuân từ nam theo đường thượng đạo ra Bắc hết đường hội quân lên bị bắt.

Nếu tiểu thuyết đó đúng như trong lịch sử thì cũng từ đó nhà Tây Sơn đi vào hồi bi kịch.

Hơn nữa, cho dù không liên quan tới lịch sử thì tinh thần quân lính hiện nay đã xuống dốc không phanh rồi. Giờ mà hoàng đế như hắn lại bỏ trốn thì triệt để sụp đổ. Thời này, nhất là phương Đông thì đa phần là bắt lính, lại không có công tác chính trị nên chất lượng vô cùng thấp.

“Bệ hạ, xin hãy ban lệnh di giá về Trung Đô” – Một viên quan văn lên tiếng.

Mấy tay thái giám và mấy vị quan văn nhìn Cảnh Thịnh mong đức vua sớm chấp nhận ý kiến này. Mấy ngày nay ở trại giữa đèo thiếu thốn đủ thứ mọi người nhất là Thái Hậu và các cung nữ rất vất vả.

“Bệ hạ, xin hãy ở lại cùng chúng tướng sĩ. Rất nhiều người đã anh dũng hi sinh vì người đó, bệ hạ”

Các võ tướng thì mong hoàng thượng ở lại để cổ vũ sĩ khí ba quân sau những thất bại liên tiếp vừa rồi. Cũng như Quang Toản lúc này, họ hiểu một khi hắn bỏ đi thì mọi thứ coi như thua. Nếu là Quang Trung thì dù có bị bỏ lại thì quân lính cũng sẽ quyết tử nhưng còn gã hoàng đế hiện tại thì đúng là khó nói.

“Cái gì mà quyết chiến. Ông có biết mọi người sống khổ sở thế nào không” – Một viên quan văn nói.

“Khổ một chút bộ chết sau. Kẻ sống nay chết may như ta còn chưa nói gì nữa là” – Một võ quan cự lại.

Sau một hồi tranh cãi Cảnh Thịnh quyết định bãi triều. Nếu cứ tiếp tục tranh cãi thì cái triều đại đang diệt vong này sẽ diệt vong ngay và luôn, khỏi cần Nguyễn Ánh đánh tới.

Khi mọi người bắt đầu đi khỏi, Cảnh Thịnh mới bắt đầu trầm tư suy nghĩ. Theo lịch sử chỉ còn khoảng vài tháng nữa là bị Nguyễn Ánh bắt và cho voi dày xéo. Quan trọng hơn hết, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh biến Nho Giáo thành quốc giáo làm đất nước lạc hậu. Con trai hắn, Minh Mạng lại chinh chiến liên miên làm quốc khố thiếu hụt. Tới thời Thiệu Trị bắt đầu sử dụng lại gươm giáo. Khi quân Pháp đánh vào, quân Đại Nam dưới thời Tự Đức chống cự không nổi.

Hiện tại thì Đại Việt vẫn rất tốt. Quân đội trang bị một số lượng lớn súng ống. Cả hai phe Nguyễn và Tây Sơn đều đẩy mạnh giao thương. Phải nói là cơ hội hiện tại nếu nắm bắt tốt thì Đại Việt có thể trở thành siêu cường chứ chả chơi.

Sau một buổi chiều suy nghĩ, Cảnh Thịnh cho họp khẩn các quan vào buổi tối. Bây giờ là lúc sinh tử nên cũng không ai có ý kiến gì.

Tóm tắt cơ bản quyết định cuộc họp thì Quang Toản ra quyết định các quan văn dẫn đầu là Trần Văn Kỷ và tam cung đi về Trung Đô trước. Cảnh Thịnh cùng các quan võ ở lại bàn kế chặn giặc.

Đồng thời, hắn ban mấy đạo chiếu chỉ yêu cầu Thăng Long và Trung Đô mang quân tiếp viện, cho mời Ngô Thì Nhậm đang thất chí ở Bắc vào Trung Đô cùng Trần Văn Kỷ gấp giúp vua chấn chỉnh lại các chính sách của triều đình.

Ngoài ra, hắn ra mấy đạo mật chỉ mang lệnh cho các quan ở Thăng long mời các thợ giỏi ở Thăng Long về nghề đúc đồng và làm thuốc pháo về Trung Đô. Không cần biết dụ dỗ hay bắt ép trong một tháng nữa phải có mặt ở Trung Đô. Lệnh cho Đô đốc Tuyết lập ngay một trang trại trong thành Trung Đô để các thợ giỏi ở đó canh gác nghiêm ngặt đãi ngộ ăn uống tốt. Chuyển ngay mấy trăm thạch thuốc súng và đạn lên gấp Đèo Ngang.

Hơn nữa, hắn yêu cầu tướng Thuyết tìm gấp nguyên liệu để chế tạo thuốc nổ cùng quan phụ trách sản xuất thuốc súng thuộc Vũ khố ty ở Trung Đô lên cho hắn. Chuyện chế tạo thuốc súng không khói thì hắn chưa dám nghĩ tới nhưng chí ít thì cũng phải cải thiện chất lượng thuốc súng để đối đầu với quân đội Nguyễn Ánh.

“Các ngươi có ý kiến gì không?”

Quang Toản hỏi. Hắn thấy mọi người cứ nhìn mình nên sợ bản thân nói điều gì sai.

“Tiên đế hiển linh rồi”

Nhiều người lên tiếng.

Thực tế, quyết định này của Cảnh Thịnh làm các bá quan văn võ rất ngạc nhiên,

Theo lịch sử, ông vua này vốn nhát gan trận đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Lúc đó, Bùi Thị Xuân còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi.

Lúc bấy giờ Nguyễn Ánh cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân. Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn Ánh tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh. Khi thấy Quang Toản quay ngựa bỏ chạy thì Bùi Thị Xuân nắm lấy cương ngựa rồi nói: “sắp chiến thắng rồi, bệ hạ đi đâu vậy?”. Cảnh Thịnh gạt tay Bùi Thị Xuân ra và nói: “để Trẫm về lấy thêm quân, sau đó sẽ tiếp tục đánh Nguyễn Ánh”.

Ngay lúc đó, Bùi Thị Xuân cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng. Biết được tin này, quân Nguyễn Ánh cố đánh để thắng nên làm quân Tây Sơn chồn chân.

Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân Tây Sơn bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy. Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của Bùi Thị Xuân nhằm cứu vãn tình thế. Trong lịch sử sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa. Cảnh Thịnh thua trận, chạy ra Bắc Hà. Tháng 6 năm 1802, Nguyễn Ánh huy động toàn bộ quân thủy bộ đồng loạt tiến ra Bắc. Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Giang rồi bị bắt. Triều đại nhà Tây Sơn chấm dứt từ đấy.

Thực ra, Cảnh Thịnh suy nghĩ bây giờ các tướng đang thất vọng về mình người thì hàng giặc người thì từ quan bỏ đi ở ẩn. Đến nỗi khi ở Thăng Long Đô đốc Long mang quân tiếp viện hai vạn quân qua một đêm trốn mất còn có năm nghìn quân. Nếu mình quyết tâm dựa vào kiến thức của mình may ra thắng được vài trận nhỏ làm nức lòng tướng sĩ thì có thể kéo dài thời gian cho mình chuẩn bị lực lượng vũ khí kiểu mới để xoay chuyển thế cục.

“Trước đây Quang Toản ta chỉ biết ăn chơi, phụ lòng tướng sĩ. Nay ta xin tạ lỗi cùng chư vậy”

“Bệ hạ đừng nói vậy. Thân làm tôi thì nên phò vua chứ sao.”

Mọi người đồng thanh đáp lời.

Bằng ánh mắt, hắn biết mọi người đã phục rồi.