Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 22: Nội Các chính phủ.



Mùng bốn Tết, nếu ở thời hiện đại thì ai nấy đã làm việc từ lâu nhưng ở thời phong kiến thì đó vẫn còn là thời điểm ăn Tết. Theo phong tục của Đại Việt, Đại Thanh, Triều Tiên và Nhật Bản, Tết thường kéo dài tới tận ba tháng. Đây cũng là quy luật hoạt động của xã hội nông nghiệp. Tuy nhiên, Quang Toản lúc này, ngay mùng ba Tết, lại triệu tập đầy đủ Thất hổ tướng, Ngũ phụng thư – trong đó có Bùi Thái hậu – cùng các Đại học sĩ, học sĩ như Trần Văn Kỷ, vốn ẩn cư sau trận Phú Xuân, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp họp bàn quốc sự ở thư phòng.

Phải nói là với người thời này đúng là bốc lột nghiêm trọng sức lao động bởi bọn họ vẫn đang nghỉ Tết đó nha. Thời hiện đại cũng vậy. Tuy nhiên, tất cả họ đều là trụ cột của nhà Tây Sơn nên không ai có ý kiến gì. Dù sao thì tuy đang nghỉ Tết nhưng quốc gia vẫn phải vận hành. Quân Tây Sơn là đạo quân đầu tiên đánh vào dịp Tết không có nghĩa họ là đạo quân duy nhất hay cuối cùng sẽ tấn công vào dịp này.

Thấy mọi người ổn định, Quang Toản nói.

- Giờ đây, giang sơn an nguy sớm tối. Bản thân Trẫm dù được trời cao chỉ điểm nhưng cũng không thể phân thân. Một mình Trẫm sao có thể gánh vác một mình. Thế nên, Trẫm muốn mời các khanh đến đây để cùng chia sẻ. Tất cả những người ở đây, Trẫm biên chế thành một cơ quan khác, gọi là Quân Cơ Phòng, có thể thay mặt Trẫm quản lý tất cả các sự vụ. Các khanh thấy sao?

Thực ra, hắn tính thành lập nội cát hay bộ chính trị. Tuy nhiên, hắn sợ mọi người không hiểu nên mới dùng tên Quân Cơ Phòng ở nhà Thanh cho dễ hiểu. Sau khi đưa ra quyết định, hắn sẽ tính sau.

- Khải bẩm, hoàng thượng, thần nghĩ việc này không cần vội. Trước mắt, chỉ cần Bệ hạ triệu tập, chúng thần sẽ có mặt. – Trần Văn Kỷ nói. – Thần e nếu thành lập, cơ cấu quan lại sẽ cồng kềnh hơn, sẽ lãng phí. Hơn nữa, dù chúng thần hiện nay tận tâm, có thể phân ưu cùng Bệ hạ nhưng cũng không thể nói trước được tương lai thế nào.

Tuy Quang Toản không thích ý kiến này cho lắm nhưng chính hắn đã hạ mình để mời lão Kỷ đang ở ẩn quay lại làm việc nên cũng không thể phủ định ý kiến của lão. Hơn nữa, lão nói hoàng toàn có lẽ do không hiểu được ý thực sự của hắn.

- Ta cũng không đồng ý. – Thái hậu Bùi Thị Nhạn nói. – Cơ quan trong triều đã rất nhiều rồi. Giờ lại thêm cơ quan nữa thì không ổn.

Sau đó, một người có dáng vẻ thư sinh nhưng cử động thì không khác gì voi chiến nhìn về phía Toản mà cung kính. Ông là Phan Văn Lân vốn ở ẩn đã lâu nay nghe Quang Toản thay đổi nên quyết định thử một lần cuối xem sao.

- Thần cũng nghĩ như các vị trên – Phan Văn Lân nói. – Giả như theo lời Kỷ đại nhân, ngày sau chúng thần, tính luôn cả thần, có ai sinh hai lòng thì tai hại biết bao.

Lúc này, Ngô Thì Nhậm suy tư rồi thưa:

- Khải bẩm, thần ngày trước được Tiên hoàng tin tưởng, giao cho đi sứ nhà Thanh hai lần. Theo thần được biết, triều họ cũng lập ra quân cơ phòng. Mọi sự vụ đều được họ thay mặt Hoàng Đế giải quyết. Gặp việc khó, một người giải không được thì hai người giải, hai người không được thì ba. Hơn nữa, đúng như Bệ hạ nói, Hoàng đế không thể phân thân nên phải có một bộ phận chuyên trách giải quyết. Kết quả là mọi sự diễn ra khá êm đẹp và xử lý nhanh gọn. Tỷ như năm đó đê Hoàng Hà vỡ, dân chúng khổ không tả nỗi. Lúc đó, Càn Long lại đang du sơn ngoạn thủy ở Giang Nam, không thể lo được. Kinh thành đặt dưới sự uy hiếp vỡ đê, an nguy sớm tối. Lúc này, nếu không có Quân Cơ phòng chủ sự thì có lẽ Kinh thành đã chìm trong biển nước. Có kinh nghiệm của họ, ta cũng sớm đặt ra một cơ quan như vậy.

- Thần cùng quan điểm với Nhẫm – Nguyễn Thiếp tiếp lời. – Điều quan trọng là phải có phương án giải quyết mâu thuẫn và bất hòa nếu xảy ra.

Cả phòng nghị sự lại xôn xao, có hai luồng chính kiến rõ ràng, tranh cãi không ai nhường ai. Lúc này, Toản lại cười, ra hiệu mọi người yên lặng:

- Trẫm đã quyết định sẽ áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu – Toản nói.

- Phổ thông đầu phiếu…? - Mọi người ngây ngốc trong mấy phút. Võ quan nhìn văn quan nhưng đám quan văn cũng lắc đầu không hiểu. Bùi Thị Nhạn cũng chả hiểu gì nhưng thân là thái hậu bà vẫn giữ bộ dạng thần bí để giữ thể diện.

Phải thừa nhận đúng là tần xuất nói mấy từ kỳ lạ, khó hiểu với người thời này của Quang Toản ngày càng nhiều. Cũng may là hắn ngày càng tốt lên chứ nếu không thì cả đám triều thần và mẹ hắn đã kiếm pháp sư về trừ tà rồi.

- Phổ thông đầu phiếu tức là sẽ biểu quyết dựa trên số đông. Theo đó, khi xảy ra vụ việc, các khanh sẽ viết ra một tờ giấy. Trên đó chỉ viết một chữ “thuận” hoặc “chống”. Nếu số phiếu thuận nhiều hơn, việc sẽ được thi hành. Bằng ngược lại, sẽ không thi hành. Ở đây, tính cả Trẫm, chúng ta có tất cả mười sáu người. Nếu số phiếu ngang hàng thì sẽ bàn bạc lại. Nếu tình hình quá cấp bách thì đích thân trẫm sẽ quyết định. – Toản nói. – Ngoài ra, chúng ta cũng bầu ra một người đứng đầu. Nếu nghị phòng có mặt Trẫm thì mỗi người được bỏ một phiếu, nếu có người nào vắng mặt, Trẫm sẽ thay mặt người đó bỏ phiếu, nếu Trẫm không có mặt, người đứng đầu sẽ được hai phiếu. Các khanh thấy sao?

Thực ra, Quang Toản tuy biết việc này cực cho bọn họ nhưng hắn phải làm bởi nếu muốn thay đổi đất nước thì vũ khí thôi là chưa đủ. Một ví dụ rõ ràng nhất là Trung Quốc và Nhật Bản sau này. Quân Bắc Dương của nhà Thanh vốn mạnh hơn Nhật Bản nhưng vẫn thua đau là vì sao? Đơn giản là vì nhà Thanh trong lịch sử cũng chỉ cải cách quân sự chứ chính trị và kinh tế vẫn y như vậy. Trong khi đó Nhật chủ trương cải cách toàn diện và thực sự đã thành cường quốc đứng đầu châu Á.

Tóm lại, để thực sự phát triển thì Đại Việt cần lột xác dần từ một quốc gia phong kiến thành một đất nước hiện đại. Quang Toản đang cố gắng biến mọi thứ trở thành xu thế. Dù hắn sau này không còn, dù kẻ khác nắm quyền lực, đất nước này vẫn phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

- Thần nghĩ đây là ý hay. – Nữ tướng Bùi Thị Xuân nói.

- Đô đốc Xuân à… - Một số người ho khan tỏ ý không quan trọng lời nói của Bùi Thì Xuân.

Nếu là bình thường thì có khi người phụ nữ này rút đao ra thật nhưng đây là ngự thư phòng, có cả hoàng đế trước mặt nên bà đành nhịn. Dù sao thì thói đời là vậy.

Mặc dù Toản nói chủ trương xóa bỏ trọng nam khinh nữ nhưng trong mắt các nam thần vẫn ánh lên nét gì đó khó chịu. Tư tưởng hủ Nho đã ăn quá sâu vào trong lòng họ. Xin lưu ý là nhà Tây Sơn vẫn là triều đại tương đối cởi mở nếu so với các thế lực phong kiến khác.

- Nếu cả ta cũng đồng ý thì sao? – Bùi Thái hậu phá vỡ thế bế tắc. – Lúc đầu, ta nghĩ ý này rất tồi. Sau lại thấy, các khanh là những người Tiên hoàng hết lòng tin tưởng. Hơn nữa, phổ thông đầu phiếu gì đó cũng là ý không tệ.

Triều thần có thể không nghe hắn nhưng Bùi Thị Nhạn, vợ chính thức của Quang Trung thì họ nhất định sẽ nghe. Nếu có người dám phản đối nữa thì Quang Toản có thể trực tiếp xử lý hắn luôn một thể.

- Chúng thần quả thật suy nghĩ còn nông cạn, không suy nghĩ được sâu xa như Bệ hạ và Thái hậu, thật đáng hổ thẹn. Nguyễn Thiếp lại nói. Ngẫm lại đây cũng là ý hay. Thần ủng hộ. tuy nhiên, thiết nghĩ, không nên gọi là Quân Cơ phòng. Vì chúng ta không thể lấy tên của giặc Tàu được. Và cách làm của chúng ta cũng khác họ.

Lúc này, các quan mới bắt đầu suy nghĩ và cảm thấy đúng. Mọi người bắt đầu bàn tán râm ran nên đặt tên gì.

“Hay là gọi là Nội Các đi. Ta nghe mấy giáo sĩ người Anh bảo bên chỗ chúng cũng có Nội Cát gì đó”

Đô đốc Tuyết vừa nói vừa cười. Ông vốn thạo binh thư, cung kiếm hơn nên cũng không chắc lắm với lựa chọn của mình nên chỉ nói nửa đùa nửa thật.

- Hay… hay… hay… - Toản chợt vỗ đùi cát đét. – Ta cũng không ngờ ái khanh cũng có tiếp xúc với người phương Tây.

- Tại hoàng thượng gần đây bảo cần đẩy mạnh giao lưu nên thần cũng cố gắn học hỏi.

Lão vừa nói vừa gãi đầu.

Cả nghị phòng sau đó bừng tỉnh. Bá quan ai cũng thấy là hay và vui mừng. Tiếp theo là chọn ra người đứng đầu. Việc này ngược lại, Toản không có ý kiến.

“Việc này nên để các người tự làm đi thôi. Tập “dân cử” đi cho quen”.

Hắn thầm nghĩ. Tuy theo lý ở phương Tây hiện đại, nhất là tại Mỹ thì không có người đứng đầu nhưng hắn muốn làm khác một tý. Dù sao cũng không thể áp đặc quá được.

Trong khi đó, việc bầu chọn không ầm ỉ như Toản nghĩ. Việc này rốt cuộc diễn ra theo cách thật buồn cười nữa là khác. Phải nói là theo phán đoán của hắn thì người được chọn có thể là Ngô Thì Nhậm. Bản thân Quang Toản đã là hoàng đế, không thể kiêm luôn hai chức. Thái hậu có danh vị lớn nhất nhưng xưa nay ít khi can dự triều chính trong khi công việc này lại có áp lực rất cao. Những người còn lại thì tuy ai không là hào kiệt thì cũng là danh nhân nhưng suy đi tính lại thì cũng không thể nào bằng Ngô Thị Nhậm. Nếu không phải Ngô Thì Nhậm thì có lẽ là Trần Quang Diệu cũng nên.

Tuy nhiên, kết quả làm tên Toản chính thức té ngửa. Người được chọn là người hắn không ngờ nhất.

“Trưởng Ban Nội Các, Nguyễn Văn Tuyết chính thức đắc cử”

Một âm thanh vang lên. Có lẽ lão Tuyết và cả tên Toản không ngờ chỉ vì việc gợi ý cái tên mà viên đô đốc của triều Tây Sơn chính thức được nhận chức. Sau đó, tên Toản còn cho là lão này sẽ từ chối vì dù sao đó cũng không hợp với một vị chiến tướng.

Ấy thế mà đúng là mọi người lại đồng ý chọn Tuyết mới tài.

“Nếu mọi người đã nói vậy thì ta đành nhận. Chắc tiên đế cũng không ngờ có ngày Nguyễn Văn Tuyến ta lại đảm nhiệm vai trò quan trọng như vậy” – Lão vừa khóc vừa cười lên tiếp.

Chuyện như thế mà Nội Các và Ngài Trưởng Ban đầu tiên – Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết cứ hồ đồ được thành lập. Tên Toản dù không ngờ nhưng không phủ quyết bởi nếu hắn phủ quyết thì mọi thứ thành công cóc. Nói chúng thì đây cũng là nền móng dân chủ của Đại Việt.

Tiếp theo đó, nội các quyết định tổ chức kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa vào hai ngày tới.