Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 23: Lòng dân.



Mồng năm Tết, Phượng Hoàng Trung Đô.

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng

Quân vua một giận oai bốn phương

Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,

Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,

Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,

Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa,

Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:

"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

Bài thơ của Ngô Ngọc Du, một nhà thờ nổi tiếng sáng tác nhân dịp quân Tây Sơn chiếm lại Thăng Long từ tay quân Tây Sơn nay đã được một vài người ngâm lại. Đó là vì hôm nay là mùng năm Tết và cũng vì Quang Toản tổ chức kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa ngay tại Trung Đô. Nói cho đúng thì đây là việc ngớ ngẩn bởi dịp mười năm đã qua, mười lăm hay hai mươi năm còn chưa tới. Tuy nhiên, với tình hình Tây Sơn hiện tại, khi vừa mất đi một vùng lãnh thổ rộng lớn, đấy là cần thiết để động viên dân chúng. Ngoài ra, Toản còn cho phép dân chúng được trực tiếp hỏi hắn về tình hình của đất nước và những gì họ cảm thấy không được.

Trong lúc đó, nhiều người ở quán trọ vẫn tranh thủ bàn luận. Dù sau còn mấy tháng nữa mới hết Tết nên tất cả đều vô cùng nhàn hạ.

- Nghe nói là chúng ta được phép chấp vấn vua đó.

- Tôi cũng nghe. Hình như không có ghi chép mặt mũi gì cả.

Lúc này, trong gian phòng có một đám người đối ẩm. Ở phía ngoài có hai tên lực lưỡng canh chừng. Bọn chúng cũng cho chủ quán vài nén bạc để bảo đảm không ai vào trong quấy rầy.

Nhóm người này cũng hơi kỳ quái. Đầu tiên, là hai người thanh niên mang vẻ võ biền. Họ mặc trang phục của xứ này. Tuy nhiên, khẩu âm lại đậm chất Nam Hà, nói đúng hơn là âm của vùng Gia Định.

- Này, theo anh thì sắp tới sẽ như thế nào?

- Tôi cũng chưa biết. Nhưng chuyện này không thể không báo với Chúa công.

Lúc này, viên công tử người Hoa thấy hai tên thủ hạ Nguyễn Ánh xem mình là không khí thì có chút không vui. Thủ hạ của người này định lên tiếng nhưng bị hắn chặn lại.

- Đường xá xa xôi. Bây giờ mùa gió cũng qua rồi. Đi đường bộ báo cho Nguyễn Vương thì mọi thứ cũng đã xong.

- Không biết Bạch công tử có cao kiến gì.

Một tên liên tiếng.

- Ngụy triều bày nhiều trò vậy cũng để mua chuộc lòng dân. Chúng ta sẽ… thế… thế….

……………………………….

Vài giờ sau, trung tâm thành Trung Đô.

Vào thời điểm mấy ngày Tết ở miền Bắc thi thoảng có mưa phùng kết hợp với không khí lạnh. Nói chung thì cũng không có gì nguy hiểm lắm chỉ khổ nổi là hoàng thượng mặc hơi ít áo để chứng tỏ lòng thành. Do đó, tên Toản hiện tại thực sự khá lạnh. Cũng may là tên Quang Toản tuy ăn chơi nhưng cũng là con nhà võ thành ra hắn hiện tại cũng không khó chịu cho lắm. Dù vậy, nó thực sự làm người dân cảm động.

Nói tới người dân thì tên Toản sau đó nhìn xuống dưới. Vốn dĩ trước đây, nơi đó là một bãi đất trống. Giờ đây lại lố nhố toàn người là người. Họ nói gì Toản xa quá, nghe không rõ. Chỉ biết bá tính đều quỳ xuống, sụp lạy.

Nói chung thì ở thời hiện đại tuy có sự trợ giúp tối đa của truyền thông nhưng mấy việc chính trị giá các nước diễn trò thì đã quá nhiều, cộng thêm tư tưởng dân chủ, dân quyền phát triển mạnh nên sức ảnh hưởng với người dân là không lớn. Trong khi đó, thời điểm này, ở châu Á, quyền uy của hoàng đế dù có thực quyền hay không vẫn là tối thượng. Việc hắn chịu khó ngồi nghe người dân nói vào ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa là biểu hiện của minh chủ.

Một lúc sau, một người vang lên.

- Ta muốn chấp vấn hắn.

Một giọng nói vang lên, rõ ràng là pha tạp giữa khẩu âm nam bộ và trung bộ.

- Ngươi muốn chấp vấn gì hoàng thượng. – Một tên lính lệ hỏi.

- Hắn làm vua kiểu gì mà để mất hơn phân nữa giang sơn. Còn nữa, không phải hoàng đế Quang Trung đã nhận sắc phong của nhà Thanh rồi sau? Các người còn làm kỷ niệm trận đánh bại quân Thanh làm gì?

Tên lính lệ quay lại nhìn, lại thấy Trần Văn Kỷ và Ngô Thì Nhậm ra hiệu cho phép tên kia chấp vấn Toản.

Lúc này, Cảnh Thịnh mới lên tiếng:

- Về chuyện để mất lãnh thổ từ Diên Khánh tới Phú Xuân, trẫm thừa nhận đó là lỗi của mình. Nếu khi xưa…

- Nhưng ngươi vẫn ngồi trên ngai vàng mà, phải không?

Tên kia nói.

Thực ra, Toản hoàng toàn có thể gông cổ tên này lại. Tuy nhiên, đó sẽ là một bàn thua của Toản vì nó chứng tỏ tên kia nói đúng.

- Trẫm phải ngồi vì trẫm không thể để giang sơn rơi vào tay Nguyễn Ánh, một kẻ bán nước. Hắn đã ký hiệp ước với người Pháp nhường một phần lớn lãnh thổ phía Nam cho chúng khi thắng trận. Hắn cũng đã có ý định nhường một phần lãnh thổ ở miền Trung cho Ai Lao và Xiêm La. Hơn nữa, tên này còn định đưa nước ta quay về thời Bắc Thuộc. Trẫm luôn kính trọng Chúa Nguyễn, những người đã mở mang bờ cõi cho Đại Việt nhưng những kẻ lợi dụng họ thì không bao giờ.

Quang Toản nói.

Cái này thì đúng là hắn có hơi phóng đại một vài hiệp ước. Trong lịch sử, chỉ có mỗi Trấn Ninh là đã thật sự cắt cho Lào nhưng cũng được thu hồi lại vào thời Minh Mạng, còn những hiệp ước khác đều bị Gia Long chối bỏ. Tuy nhiên, cái đó thì ai biết. Đa số dân thời này nắm thông tin rất ít và cũng chả có nguồn kiểm chứng. Hắn chẳng qua là dựa trên thông tin có thật rồi thêm vào một tý cho sinh động mà thôi. Quan trọng nhất là phải làm cho người dân hiểu cuộc chiến với Nguyễn Vương cũng là cuộc chiến vì chủ quyền dân tộc.

Dân chúng lúc này khá xôn xao. Họ đã nghe sơ sơ nhưng họ không tưởng tượng việc tên Nguyễn Ánh ở phía Nam lại có ý định cắt phần lớn lãnh thổ cho ngoại bang. Với các nước lớn thì đã đành nhưng với Ai Lao đã thần phục Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông mà lại cắt cả miền Trung thì đúng là quá đáng.

- Ngươi nói Nguyễn Vương… ý ta là Nguyễn Ánh bán nước vậy tại sao Quang Trung lại thần phục nhà Thanh.

- Thần phục…? Ý ngươi là việc xưng trẫm như hoàng đế Trung Hoa là biểu hiện của thần phục. Mặc long bào là biểu hiện của thần phục…? Hơn nữa, việc nhận sắc phong là để tránh chiến tranh không cần thiết mà vẫn giữ chủ quyền dân tộc. Vậy thì sai sao? Ngươi có thấy nhà Thanh áp đặt lên nước ta như với Triều Tiên không hả.

Toản lên tiếng. Lúc này, bách tính đã có người vỗ tay hoan hô tên này.

Trong khi đó, tên kia đang tức điên lên. Nếu Quang Toản đòi chém đầu hắn thì quá đơn giản nhưng hắn lại đối đáp trôi chảy như vậy.

- Đám Tàu Ô ở ngoài biển thì sao. Nhà Lê từng hi sinh bao nhiêu binh tướng để đánh dẹp còn các ngươi lại bao che chúng. Người đừng nghĩ chuyện phủ nhận – Tên kia nói.

Quang Toản không nhìn hắn mà nhìn xuống phía dưới:

- Các hương thân phụ lão, xin cho ta hỏi, gần đây Tàu Ô còn cướp phá ven biển nước ta không.

- Cái đó thì không có.

- Mấy năm rồi ta có thấy cướp biển gì đâu?

Sau đó, Cảnh Thịnh nhìn tên kia rồi lên tiếng.

- Ngươi thấy đó. Không hề có chuyện Tàu Ô cướp phá Đại Việt. Kể cả ở Gia Định cũng không có. Trẫm không khẳng định hay phủ định việc bao che cướp biển nhà Thanh. Cái quan trọng là nó không gây hại cho Đại Việt. Dù sao thì mấy năm gần đây, chúng cũng không cướp giết hiếp người Đại Việt như quân Xiêm được Nguyễn Ánh mời vào.

Tên này chính thức câm họng. Hắn như núi lửa muốn bùng nổ nhưng bị bịt kín miệng mà không tài nào phun trào được.

Trong khi đó, tên Tử Hoà ở trong đám đông lấy ra một cây kim mỏng. Nó nhỏ, mỏng hơn kim bình thường và gần như trong suốt tới mức mà người thường không thể nào thấy được. Chỉ bằng một cái búng tay, cây kim phóng vào cổ cái tên đang vấn đáp Quảng Toản.

Ngay sau đó, khuôn mặt của gã đàn ông trở nên tím tái. Y co giật, sùi bọt mép rồi nằm vật xuống đất.

Bạn của tên kia dùng ánh mắt sắt lạnh nhìn Tử Hòa. Hắn cũng dùng ánh mắt tương tự nhìn lại. Tên này sau đó không còn cách nào liền đành làm theo phương án dự phòng. Hắn đi lên lễ đài rồi hét lớn:

“Các ngươi mưu đồ hạ độc!”

Lời y nói ra làm dậy nên một làn sóng xôn xao mới trong dân. Có rất nhiều người lắc đầu, tỏ vẻ chán chường. Dân chúng là vậy, yêu đó rồi lại ghét đó. Họ cũng không cần biết nguyên cớ chuyện thế nào, chỉ lấy việc trước mắt mà xét đoán.

Hơn ai hết, Quang Toản hiểu việc này. Tới tận thế kỷ hai mươi mốt, người dân của vì tin đồn nhảm trên mạng và biểu tình bạo loạn. Ở cái thời đại thông tin là thứ siêu quý giá trong khi phần lớn người dân mù chữ, thái độ của người dân cực kỳ dễ thay đổi.

“Ngươi và tên công tử bên canh ngươi mới là kẻ hạ độc!” – Một giọng nói vang lên. Chủ nhân của nó không ai khác chính là cô bé Trần Bích Xuân thuở nào. Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đứng từ xa quan sát nhưng họ không can thiệp. So với một người lớn thì việc một đứa trẻ vạch trần sẽ có sức bật lớn hơn. Ngoài ra, cô bé tuy là con họ nhưng không phải quan viên triều đình nên niềm tin sẽ lớn hơn.

- Sự thật ai cũng thấy mà. Tiểu cô nương, ai dạy cô nói như thế? – Nói rồi y chỉ đám quan viên trước mặt – Họ đúng không?

Không để ý tới lời tên kia, Bích Xuân dùng võ công mà Bùi Thị Xuân đã dạy tiến gần tới người đang bị trúng độc. Tay cô bé rút ra một cây kim châm trong suốt.

- Đây là ám khí vô cùng lợi hại. Người khác thì có thể lừa được nhưng cha mẹ ta từng hành tẩu giang hồ nên không dễ gì mà lừa.

- Người đâu? – Không chờ y kịp phản ứng, Đô đốc Diệu thét to. – Bắt hai tên giặc Ánh này lại cho ta, giam vào nhà lao, chờ ngày xét xử.

Mấy tên lính lệ chẳng tốn bao nhiêu sức bắt hai gã đàn ông. Bởi lẽ, chúng đã bị những người dân đen phía sau tóm được. Họ giận bọn hắn dám sĩ nhục Toản, con người được họ công nhận. Qua cuộc đối thoại với tên kia, họ đã biết được đây là người họ cần, như hoàng đế Quang Trung lúc trước vậy.

Trong khi đó, tên Tử Hòa đã rút chạy từ lâu. Thân thủ của hắn vượt xa người bình thường. Dù bách tính và quân lính hợp sức lại cũng không qua nổi hắn. Nếu Trần Quang Diệu hoặc một viên tướng nào cố gắng thì vẫn được nhưng bọn chúng chắc chắn sẽ ưu tiên bảo vệ Quang Toản khi người của Nguyễn Ánh xuất hiện ở đây.

Dù vậy, đây vẫn là một bàn thắng của Cảnh Thịnh từ khi hắn chính thức xuyên không bởi hắn đã có được lòng dân.