Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 28: Clark Smith.



Trong phòng làm việc, Quang Toản đang cùng thái úy Trần Văn Kỷ đang bàn chuyện. Khi nhắc đến Trần Văn Kỷ không thể không nói đến sự nhạy bén của con người này. Là quân sư số một dưới trướng Quang Trung, ông ta bày ra sách lược thu phục Bắc Hà cả đất lẫn con người. Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch đều do ông giới thiệu cho Quang Trung. Quang Trung dựa vào đó mà ra sức mời gọi bọn họ ra làm quan, vừa có người tài giúp sức lại được tiếng chiêu hiền đãi sĩ, phải nói đó là chuyện trọng cả đôi đường. So với Gia Cát Lượng của Lưu Bị thì người này chỉ có hơn chứ không kém.

- Hoàng thượng, có phải người đang đẩy mạnh học chữ gì đó? – Trần Văn Kỷ lên tiếng. – Ý thần là bảng chữ cái của người Tây Dương đó.

- Thì ra ái khanh cũng biết. Vậy ý khanh thế nào. Nội Các có ý kiến gì không?

Thực ra, hắn vốn không định đẩy mạnh việc học chữ Quốc ngữ ngay mà chỉ có ý định thử nghiệm một chút. Vốn đang định nói với Nộc Các thì bọn họ đã từ mò tới hỏi.

- Hoàng thượng có thể cho thần biết lý do người đẩy mạnh việc học loại chữ này không?

- Trước đây, tiên hoàng từng dùng chữ Nôm nhưng nó thực sự quá khó học, hơn cả chữ Hán. Trong khi đó, chữ này lại tương đối dễ học. Khi toàn dân đều sử dụng thành thạo chữ này, trẫm sẽ phát hành báo chữ để tuyên truyền chủ trương, chính sách của triều đình. Như vậy, lòng dân sẽ được nắm vững.

Thực tế, đây cũng chính là mục đích của Quang Toản. Trong chiến tranh, tuyên truyền chính là thứ quan trọng nhất. Thời này, dân chúng đều mù chữ, khó tiếp cận tri thức. Cũng vì lẽ đó, đám sĩ phu kinh thư đầy bụng rất dễ gây ảnh hưởng. Trong thời gian sắp tới, một số kế hoạch của hắn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của đám này nên không thể để bọn chúng xúi giục dân chúng làm loạn được.

- Được thì cũng được nhưng thần nghĩ có hai việc cần làm – Trần Văn Kỷ nói – Một là cái tên Quốc Ngữ không thể sử dụng nếu không thì giới sĩ phu Bắc Hà sẽ phản ứng rất mạnh. Có thể dùng tên gọi Bình Dân như vậy sẽ không gây ra phản ứng mạnh. Hai là thần nghĩ nên áp dụng cho quân đội.

- Quân đội? – Quang Toản có hơi khó hiểu.

- Không phải bệ hạ đang áp dụng phương thức chiến đấu kiểu mới và cả vũ khí kiểu mới sao? Nếu chỉ nói không thì binh lính khó nhớ. Chi bằng áp dụng chữ này vào trong quân doanh rồi viết ra mấy bộ giáo trình kiểu mới bằng chữ này. Hơn nữa, việc này sẽ gây chú ý trong dư luận. Từ đó, việc phố biến chữ kiểu mới chỉ là vấn đề thời gian.

Trần Văn Kỷ lên tiếng.

- Quả nhiên là quân sự của trẫm!

Quang Toản cảm thán. Hắn ngày càng cảm thấy quyết định mời con người này xuất sơn là vô cùng đúng đắn.

- À đúng rồi, về chuyện cử người sang học bên đó, khanh thấy thế nào?

Thực lòng, nếu nói về tri thức thì cả Trái Đất không ai hơn nổi Quang Toản lúc này. Tuy nhiên, một mình hắn thì không thể xoay chuyển cả cục diện. Ngoài ra, tri thức của hắn đôi lúc quá tân tiên nên thành ra vô dụng.

Như việc chế tạo súng là một ví dụ. Loại súng vỏ đạn đồng khó tạo đạn mà chế được thì áp lực cũng làm vỡ nòng súng. Muốn không vỡ thì phải làm súng to bằng pháo loại nhỏ. Nguyên nhân chính là do nền tảng kỹ thuật của Đại Việt quá thấp. Trong khi đó, thời của hắn thì chất lượng thép luôn được cải tiến nên tên Toản không để ý vấn đề này. Tóm lại, cần phải cho Đại Việt học hỏi kiến thức nền tảng cơ bản thì mới ổn định được.

Vậy tại sao hắn không dạy luôn. Xin thưa là hắn đã biên soạn giáo trình Toán, Lý, Hóa dành cho cấp ba rồi nhưng gã này cũng chỉ biết có nhiều đó. Hơn nữa, so với việc áp đặc công nghệ hiện đại vào thời điểm này quá nguy hiểm do độ chênh lệch kỹ thuật.

Thực ra thì cách để cân bằng đó chính là thuê người nước ngoài về dạy nhưng Toản muốn người Việt phải năm hoàn toàn kỹ thuật phương Tây chứ không phải để mấy thằng Tây chỉ gì làm nấy. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để củng cố thị trường.

- Hoàng thượng… chuyện cử người sang học cũng được nhưng nếu không phải học Khổng Mạnh thì e rằng sĩ phu sẽ không thích đâu.

Trần Văn Kỷ nói.

Suýt tý nữa Quang Toản quên mất chuyện này. Theo đám sĩ phu, tất cả những nước không áp dụng Nho Giáo đều là man di mọi rợ. Việc bắt bọn họ tới nhưng nước này du học là chuyện không tưởng. Việc học sinh ở Quốc Tử Giám chịu học giáo trình của hắn đã là một bước nhượng bộ lớn rồi. Nếu giờ bắt họ đi tới nơi không có tý Nho Giáo nào để học thương nhân với thợ thuyền thì e là không ổn.

- Vậy theo ý khanh thì nên làm sao? – Quang Toản buồn bả hỏi Trần Văn Kỷ.

- Cưỡng chế - Tên này nói tỉnh bơ.

- Không được! Tuy trẫm biết là thời đại này… ý trẫm là đây là chuyện có thể nhưng ép buộc không phải là giải pháp.

Toản nói.

- Hoàng thượng bình tĩnh nghe thần nói. Nếu bảo sĩ tử đi du học thì không được nhưng thiết lập bang giao và tìm hiểu tình hình thì có thể. Không phải nước ta vẫn thường hay cho sứ thần hơn trăm người sang nhà Thanh hay sao. Được hoàng thượng chọn lựa để đại diện cho Đại Việt và cả do thám tin tức, sĩ phu tranh nhau còn không kịp nữa là.

- Đúng là quân sư của trẫm! – Quang Toản cảm thán.

Lúc này, viên thái giám mang theo bộ dáng hớt ha hớt hải chạy vào, vừa nhìn là biết sẽ có chuyện.

- Bẩm Hoàng Thượng! Có vị pháp sư Tây Dương tên Sơn người Anh Cát Lợi dẫn theo ba người nữa xin gặp.

- Hắc! Đến thật đúng lúc ah.

Quang Toản trông chờ lão ta rất lâu rồi đấy.

- Nhanh cho họ vào! – Hắn quay sang nói với viên thái giám

Chỉ trong chốc lát, trong phòng làm việc của Quang Toản đã có thêm bốn người. Qua lời giới thiệu trung gian của linh mục Sơn, người đàn ông da trắng đầu đội bộ tóc giả khá cầu kì cộng thêm chiếc mũ vành rộng, đang đứng phía bên phải ông ta tên là Clark Smith, người của dòng họ Smith phụ trách chuyện thương mại vùng Đông Ấn, có thể xem ông ta là ông chủ của đoàn thương buôn này. Những người còn lại thì không có gì nổi bật, có lẽ là tùy tùng.

Lúc đầu, tên Smith định dùng tên Hoa giao tiếp vì hắn không biết tiếng Việt nhưng cuối cùng thì tên này trợn mắt khi thấy Quang Toản nói tiếng Anh như người bản xứ.

- Các vị đừng ngạc nhiên. Không phải năm 1793 đã có phái đoàn Anh quốc tới Đại Việt để tạo bang giao sao? Ta tranh thủ học từ lúc đó. Chẳng qua là không có cơ hội áp dụng mà thôi.

- Thưa quốc vương thông thái! Xin cho tôi được gọi ngài như vậy để thể hiện sự kính trọng nhất. Không biết ngài có từng tới mười ba thuộc địa,…ý tôi là nước Mỹ không? Tại tôi thấy giọng của ngài giống khẩu âm của người Bắc Mỹ.

Cái này thì là do nước Mỹ thời đại của hắn là cường quốc đứng đầu thế giới. Cũng vì thế, tiếng Anh chuẩn Anh – Anh đã không còn thông dụng mà thay vào đó là tiếng Anh – Mỹ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hiện tại chỉ là một nước nhỏ vừa mới giành đọc lập gần ba chục năm, không đáng để lưu tâm.

- Ta nghe nói nhưng chưa tới đó bao giờ. Mà chư vi đến đây để làm gì?

Quang Toản cố đánh lạc hướng.

- Lần này thương đoàn của tôi có sáu chiếc đến trên Vương Quốc của ngài. Tôi sẽ rất vui khi được phép…

- Chuyện muốn buôn bán thì không thành vấn đề. Trẫm hi vọng ngài Smith có thể hỗ trợ phía Đại Việt nhập khẩu một số máy hơi nước và một số giống loại rau ôn đới như bắp cải, su su, khoai tây, súp lơ... Ngoài ra, trẫm muốn mua một vài con thuyền. Không biết ngài đây thấy thế nào?

Quang Toản đi thẳng vào vấn đề chính. Nói chung người phương Tây, nhất là chủ doanh nghiệp không thích vòng vo nên Toản nói thẳng luôn cho đỡ tốn thời gian.

- Quốc vương tôn kính, thề có Chúa, chuyện rau ôn đới thì hoàn toàn có thể nhưng động cơ hơi nước là sản phẩm công nghê tân tiến hàng đầu thế giới. Tôi không thể thể đem nó tới đây được.

“Có lẽ mình nên tự chế thật rồi” – Toản nói.

Đúng là hắn đã tự chế thật cho tới khi nhận ra là nó không đơn giản như trong tưởng tượng. Chế để cho vui như Minh Mạng trong lịch sử thì ai cũng chế được nhưng chế để sử dụng, nhất là sử dụng với quy mô lớn thì lòi ra đủ vấn đề. Lúc thì đầu máy quá đóng không vận hành được, lúc thì bộ truyền động gặp trục trặc, lúc lại nổ lò hơi. Đám thợ mày mò còn kiến thức xuyên không của tên Toản chả giúp ít gì khi mà ở thời của hắn động cơ hơi nước đã cho vào viện bảo tàng rồi.

- Đúng rồi, các vị hãy xem tơ lụa của Đại Việt trước cái đã.

Quang Toản vừa nói vừa cho đám thái giám đưa ra một vài xấp lụa mà hắn đã mua sẵn, vải lụa của nhà Thanh chắc chắn không có đường vân đều như của mấy xấp lụa này. Thực tế, tơ lụa Đại Việt chưa bao giờ thua tơ lụa của anh láng giềng phương Bắc cả. Khi ông chủ nhà buôn Smith Amine nhận lấy đã tỏ ra khá hài lòng, lão ta không phải là kẻ không biết nhìn hàng. Tờ lụa của Đại Việt thật sự tốt hơn tơ lụa nhà Thanh nhiều.

- Quốc vương tôn quý, nếu ngài đồng ý cho chúng tôi độc quyền tơ lụa thì mọi chuyện đều có thể thương lượng. Tôi biết ngài còn có kẻ thù ở phía Nam. Tôi có thể dùng toàn bộ khả năng của mình để thuyết phục chính phủ giúp đỡ. Dù sao hai nước cũng có quan hệ ngoại giao từ năm 1793.

Nhìn bề ngoài, Quang Toản có vẻ được lợi với quyết định này, nhưng về lâu dài lại không được. Chưa nói đến việc lời lỗ, chỉ nói đến chuyện buôn bán độc quyền sẽ dẫn đến việc trở thành sân sau của nhà Smith, việc ép giá có thể xảy ra. Độc quyền dẫn đến các đội thương buôn khác không có nhiều cơ hội đặt chân đến Đại Việt buôn bán. Đây là điều đi ngược lại mong muốn của Quang Toản, hắn sao có thể chấp nhận.

Thực ra, nếu đổi ngược lại là Nguyễn Ánh thì hắn sẽ đồng ý ngay làm tức. Không chỉ tên giặc Ánh này mà phần lớn vua chúa phong kiến ở phương Đông đều sẽ đồng ý vì với họ buôn bán chỉ là tình thế. Chuyện độc quyền cũng không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, Cảnh Thịnh muốn cho Đại Việt phát triển hùng cường. Cho dù là trăm năm sau khi hắn ngã xuống, nước Việt vẫn phải phát triển.

- Không biết thương thuyền của ngài sẽ ở Đại Việt bao lâu? – Quang Toản hỏi.

- Khoảng vài tháng theo kế hoạch nhưng trước sự hiếu khách của ngài, có lẽ là hơn nữa năm.

Tên Smith nói.

- Vậy thì ta sẽ sắp xếp để giới thương nhân gặp gỡ nói chuyện với ngài.

Toản nói.

Dù sao thì chuyện đàm phán kiểu này thì nên để những người có quyền lợi liên quan trực tiếp đàm phán thì tốt hơn. Vài trò của Toản chỉ là mở rộng thị trường và làm trung gian mà thôi.

Về phần mình, tên Clark có hơi ngạc nhiên. Theo hắn biết, thương nhân trong xã hội phương Đông có địa vị rất thấp. Vua chúa ở đây không quan tâm tới thương mại. Vậy mà tên vua trước mặt lại sành sỏi như một nhà tư bản ở châu Âu.

“Xem ra quốc gia này cũng khá thú vị đây” – Tên Smith nghĩ thầm.

- Ngoài ra, ta hi vọng cùng với ngài xây dựng nhà máy dệt vải ở Đại Việt này. Giá nhân công ở nước ta vô cùng rẻ, ít nhất là hơn châu Âu. Theo ta biết, tình hình ở chỗ ngày từ khi Napoleon nhận chức tổng tài không tốt lắm. Hòa bình chỉ là tạm thời thôi, ông bạn của ta.

- … làm sao ngài biết!? Tôi cũng nhờ nguồn tin từ Anh quốc mới biết.

Tuy cả Anh và Pháp đều quá mệt mỏi với chiến tranh nhưng mâu thuẫn hoàn toàn không tài nào giải quyết được, nhất là khi có một kẻ khó đoán và đầy tham vọng như Napoleon nắm quyền lực.

- Xem ra ngài không phải là hoàng đế tầm thường. Về chuyện hợp tác, luật sự của tôi sẽ soạn thảo hợp động. Nếu ngài cảm thấy có gì không thỏa đáng thì có thể xem lại.