Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 29: Bắc Hà vi hành (phần 1)



Mấy tháng sau, ngoại ô thành Thăng Long.

Chuyện hợp đồng với người Anh cũng coi như xong cơ bản. Tuy nói Quang Toản mới là người đàm phán tốt nhất nhưng đến cuối cùng hắn lại đứng ngoài cuộc, cùng lắm là hướng dẫn cho quan viên và thương nhân. Nguyên nhân chính là vì hắn muốn biết mọi thứ trở thành một xu hướng. Dù sau này ai nắm quyền thì nó vĩnh viễn không thể thay đổi. Nên nhớ là trong lịch sử đã từng có không ít vị vua tài năng với những cải cách đáng nể góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, khi vua mới lên thay mà không có tài thì cuộc sống người dân trở nên khốn khổ. Tóm lại, Toản muốn làm người định hướng cho toàn Đại Việt.

“Hoàng… công tử, đã sắp tới thành Thăng Long rồi.” – Đô đốc Tuyết nói.

Sau nửa tháng vừa đi thăm hỏi dân tình vừa ngắm cảnh đoàn người đã ra đến Thăng Long, kinh đô của các triều. Cảnh Thịnh giả thành công tử con một thương nhân ở Nghệ An. Đô đốc Tuyết trong vai quản gia. Những người còn lại trong vai bảo tiêu và người phục vụ mang theo một số đặc sản vùng Nghệ An ra Bắc để tìm mối làm ăn ở Thăng Long và một số thương nhân ở Phố Hiến, Cảng Hải Phòng.

Thực tế, hệ thống hành chính cấp trung ương của Đại Việt đã được cải tổ cho gần giống với chính quyền hiện đại. Nói cho dễ hiểu là mọi viên quan đều có quyền tự quyết nhất định. Những chuyện được xem là khẩn cấp thì sẽ được báo lên trên. Mỗi tháng sẽ tổ chức họp hai lần để bàn chuyện. Tổ chức họp khẩn cấp trong tình huống có biến cố bất ngờ. Cũng vì lẽ đó, tên này mới có dịp đi chơi là tận Thăng Long.

Mà nói đi chơi thì cũng không đúng. Mục đích chuyến đi này ngoài việc thăm dò dân tình và quan lại Thịnh còn muốn phát triển các làng nghề phía Bắc như gốm sứ Chu Đậu, Bát tràng, đúc đồng ở Thịnh xá.

Quan trọng nhất, đó còn là liên quan tới các thế lực phò Lê ở phía Bắc. Bản thân Nội Các dù đã cố gắng hết sức nhưng việc quy định thuế dựa trên đất đai đã làm rất nhiều người, nhất là sĩ tộc phía Bắc lăm le nổi dậy. Dù sao thì sĩ phu quan lại vốn là giai cấp thống trị, nay bị tính thuế như thường dân thì ai mà chịu cho được.

“Mức độ nghiêm trọng cỡ nào?” – Toản hỏi.

Do đang vi hành nên lão Tuyết cũng nói đơn giản:

“Tình hình thì không nghiêm trọng như thần nghĩ. Bản thân thế gia cũng có nhiều người làm ăn buôn bán.. Một bộ phần nhận được lợi ích từ chính sách khuyến thương nên không phản đối bệ hạ. Tuy nhiên, số còn lại vốn dựa vào ruộng đất thì mẫu thuẫn lớn với triều đình. Ngoài ra, do tổ chức bí ẩn kia kích động nên có nhiều gia tộc thật sự có ý đồ phản loạn”

“Được rồi. Vậy còn mức độ tham nhũng của quan lại ở Bắc Hà thế nào rồi?” – Quang Toản hỏi.

Theo ký ức của Cảnh Thịnh, giai đoạn này các quan lại Tây Sơn ngoài Bắc sau khi chiến thắng nhà Thanh nảy sinh ý tưởng chủ quan, ăn chơi xa đọa. Trong bài “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du khi đó, đã hai tám tuổi ra thăm anh là Nguyễn Nễ làm khi ra Thăng long, tả cảnh ăn chơi quan lại Tây Sơn năm 1793.

“ …Tây sơn quan khách la đà,

Mải vui quên cả tiếng gà tan canh.

Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng,

Tiền như bùn ước lược qua qua…”

Trong lúc hắn còn đang suy nghĩ thì cổng thành đã hiện ra trước mặt.

Để vào thành Thăng Long có hai mốt cửa ô. Mỗi cửa ô là một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc.

Đoàn người lúc này qua của ô Đồng Lầm để tiến vào thành. Cảm xúc của Cảnh Thịnh rất lạ vì những đường phố hiện đại mình đã từng thấy ở kiếp trước không có thay vào đó là những dãy phố nhà mái lá, mái ngói như vùng ngoại thành trước đây. Phố Hàng Chiếu như trại lính. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào là những dãy nhà một hoặc hai tầng thấp giống như mình đang đi du lịch ở Hội An chứ không phải Thành Thăng Long.

Sau khi kiếm chỗ nhà trọ nghỉ ngơi Thịnh cho người đi dò hỏi tình hình các thương nhân ở Thăng Long. Để tiện dò là tin tức, Quang Toản làm quen với các công tử của các hội quán.

Lúc này ở Thăng Long có rất nhiều bè phái. Các công tử cũng chia thành các nhóm chơi với nhau ví dụ hội những công tử con các nhà buôn bán lâu năm ở Thăng Long rất ghét con các quan lại mới lên ở Miền Trung ra, hội các công tử các gia đình danh gia nho giáo lâu lắm ở Thăng Long, các công tử hội quán người Hoa ở Phố Hàng Ngang….

Lấy tên là Hoàng công tử, hoàng trong hoàng đế ấy mà, dần dần Cảnh Thịnh trở thành bạn thân của mấy công tử buôn bán lâu lắm ở Thăng Long. Trong mắt họ, Toản là con nhà giàu ở Nghệ An đang ra Bắc tập làm ăn và ăn chơi ở cố đô cho biết. Trong lúc ăn nhậu, Quảng Toản có được nhiều thông tin rất bổ ích. Đừng nghĩ mấy thứ này là trò đốt tiền, rất nhiều thông tin quan trọng có thể thu được từ nguồn này.

Một lần được thiếu gia họ Đinh và họ Ngô rủ đi hát ả đào, với Thịnh đây là lần đầu tiên được đi “hát karaoke thời cổ “ cảm giác cũng tò mò. Đến một trang viên nhỏ thuộc huyện Thọ Xuân, Đinh công tử ghé tai nói nhỏ:

- Cô đào này là Trịnh Thị Ái Nhi, năm nay mười chín tuổi là con cháu dòng chính của chúa Trịnh thất thế, gia cảnh sa sút lên phải đi làm nghề này. Nàng tài sắc vẹn toàn chỉ bán nghệ không bán thân. Nhiều công tử đám con quan lại nhà Tây Sơn thích nhưng chưa tên nào lọt vào mắt xanh của nàng.

Sau đó, khi bước vào trang viên, Quang Toản thấy bày trí đồ đạc rất trang nhã, có một ngôi lầu nhỏ quay mặt ra hồ Thủy Quân, hồ Gươm. Khi mọi người an tọa, tên Toản thấy có mặt cả đám con quan lại Tây Sơn trong đó có Hưng Phát là cháu quan trấn thủ thành Thăng Long.

Nếu miêu tả thì hắn mang đúng nét đặc trưng của một đứa công tử ăn chơi hư hỏng. Khuôn mặt đẹp trai lãng tử. Cơ thể trắng trẻo hơn con gái. Mặc toàn lụa là gấm vóc. Thực tế, tên này đúng là dạng không tốt lành gì.

Thấy Cảnh Thịnh cứ quan sát tên Phát, một công tử giọng xứ Nghê lên tiếng:

- Hắn cậy thế chú nên ở Thăng Long hắn rất ngạo mạn, buôn bán nhiều khi như ăn cướp nhưng các thương hội phải nhịn vì nể mặt chú của hắn. Tên này nuôi một đội lưu manh chuyên làm điều càng quấy, trêu ghẹo gái nhà lành, nhưng vì nể thế chú hắn nên quan tri huyện cũng nhắm mắt làm ngơ. Công tử chớ đụng vào.

“Chả trách tại sao Cảnh Thịnh trọng lịch sử vừa chạy ra Bắc Hà đã bị trói đem nộp cho Nguyễn Ánh trong khi hơn hai mươi năm trước, chính dân Bắc Hà đã đồng lòng giúp đỡ nhà Tây Sơn đánh quân Thanh” – Quang Toản nghĩ thầm.

Nói chung thì nhà Tây Sơn vẫn còn rất nhiều bật anh tài vì nước vì dân như những vị đại thần đã sát cánh từ lúc hắn xuyên không tới này. Tuy nhiên, giống như hầu hết các triều đại phong kiến, quyền lực dễ làm con người ta suy thoái. Nếu hắn không giải quyết ổn thỏa, tình hình Bắc Hà sẽ không bao giờ ổn để hắn có thể hiện đại hóa Đại Việt.

Trong lúc này, Ái Nhi chính thức bắt đầu biểu diễn.

Khi thấy mỹ nhân bước ra, mắt tên Hưng Phát sáng lên như đèn pha nhìn rất si mê. Hắn theo đuổi cô nàng rất lâu nhưng bị cự tuyệt.

Trong khi đó, Cảnh Thịnh cũng quan sát cô nàng xinh đẹp này. Nàng có dáng người thanh tú. Khuôn mặt trái xoan ưa nhìn. Da trắng như trứng gà bóc. Đặc biệt, đôi mắt biết mê hoặc người khác.

“Cô này ở kiếp trước của mình đi thi hoa hậu chắc cũng phải vào vòng chung kết, thảo nào các công tử ở đây si mê là phải” – Hắn nghĩ thầm.

Trrong khi đó, nàng cuối chào mỉm cười nhìn mọi người một vòng rồi mới cất tiếng hát. Kiếp trước, Cảnh Thịnh có xem hát ả đào trên tivi một lần nhưng không thấy thích lắm. Lần này, trong không gian cổ kính, hắn cảm nhận được một chút cái hay của hát ả đào. Sau khi hát xong một bài, Trịnh Nghi liền nói:

- Nhân dịp này rất mong các vị công tử có thể viết vài bài thơ để tiểu nữ Ái Nhi tôi phổ nhạc hầu các công tử. Bài nào Nhi thấy hay nhất thì sẽ hầu rượu riêng người đó một tối.

Các công tử nghe thấy mọi người vội vàng sai người lấy giấy bút, ai cũng muốn nhân dịp này thể hiện tài năng của mình, nhất là mấy công tử con cháu dòng khoa cử đất Thăng Long. Hưng Phát sai người vận động ngầm mấy công tử nổi tiếng văn hay chữ tốt nếu bài thơ hay hắn sẵn sàng bỏ ra một trăm lạng bạc để mua lại coi như mình sáng tác. Có cơ hội để người đẹp hầu rượu hắn nào chịu bỏ qua. Nhưng mỗi tội văn dốt võ dát nên hắn đành phải giở kế hạ lưu.

Về phần mình, Quang Toản không giỏi về thơ phú, nhất là thơ cổ nên đành phe phẩy quạt nhìn các công tử đang trổ tài. Hắn không biết mà chính xác là giả vờ không biết cô nương kia đang ngầm theo dõi hắn và cho người dò hỏi. Là người lăn lộn giang hồ từ bé, nàng thấy phong thái của hắn không phải người bình thường.

Kiếp này được hai năm người hắn tỏa ra khí chất bậc vương giả, đặc biệt hai người hầu phía sau hắn dáng oai nghiêm như võ tướng nhưng lại rất cung kính với hắn. Nàng đoán chắc hắn phải là con vị Vương Gia hoặc là vị quan rất to trong triều. Nàng hướng về phía hắn và nói:

- Thiếp nghe nói Hoàng công tử là khách ở kinh thành đến chơi. Không biết thiếp có được vinh hạnh nhận được bài thơ do Hoàng công tử viết tặng không.

Thực sự, nếu người trước mặt chỉ là hạng tầm thường như bao kẻ khác thì dù là hoàng đế nàng cũng không cần. Tuy nhiên, ánh mắt hắn nhìn nàng hoàn toàn tôn trọng với mục địch thưởng thức cái đẹp thuần túy chứ hoàn toàn không có tý dục vọng nào. Với một người ca kỷ vốn không có thân phận trong xã hội, nàng đã xem hắn như là tri âm của mình.

Trong khi đó, Cảnh Thịnh giở khóc giở cười định từ chối nhưng nhận thấy đây là cơ hội để mình thể hiện được danh tiếng với các công tử ở Thăng Long nên cũng nắm bắt cơ hội này. Chợt nhớ ra bài thơ nổi tiếng của Tản Đà hắn phải học hồi cấp ba nên cũng mượn giấy bút đề bài thơ.