Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 3: Chuyện của binh lính



Đèo Ngang nằm trên con đường thiên lý Bắc - Nam, là dãy núi chạy từ rặng Hoành Sơn ra tới biển làm thành ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. Vùng đất từng được ví như chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước Việt Nam. Ở đây dãy núi Trường Sơn như một lưỡi kiếm đâm ra tận biển, tạo nên vùng núi non với cảnh sắc sơn thủy rất đỗi hữu tình. Đèo dài 6 cây số, quanh co uốn lượn theo triền các dãy núi, từ Quảng Bình bên nam, vươn dần lên đỉnh và đổ xuống Kỳ Anh, Hà Tĩnh bên bắc.

Đứng trên đèo nhìn xuống phía đông là biển Đông xanh ngời trước mặt. Phía Hà Tĩnh là những dải ghềnh đá lô nhô đâm ngang ra bờ biển tạo thành những bãi tắm rất đẹp, cát trắng mịn màng. Phía tây đèo là núi dựng đứng, vững chãi như bình phong xanh ngắt với ngàn mây bay lởn vởn buổi chiều tà trên ngọn núi cao trên nghìn mét - đỉnh cao nhất của dãy Hoành Sơn. Khi đổ xuôi xuống mái đèo phía nam khoảng sáu trăm bước sẽ thấy một dãy núi cao hàng trăm mét sừng sững chắn ngang trước mặt.

Lúc này, Lê Chất và Lê Văn Duyệt đang dẫn 3 vạn quân đến Chân Đèo Ngang, đang chờ Nguyễn Ánh mang quân thủy đến để bao vây chân đèo phía Hà Tĩnh. Quân Tây Sơn ở trên đèo Ngang chỉ có khoảng năm nghìn quân trang bị chủ yếu là vũ khí lạnh, có vài khẩu thần công vài trăm khẩu điểu thương, nói chung cũng thuộc dạng tân tiến ở phương Đông khi sử dụng bộ đánh lửa thay vì châm ngòi.

Trong khi đó, dưới lá cờ Tây Sơn đang tung bay, Cảnh Thịnh đang hỏi thăm tình hình bố trí trận địa. Phía đối diện hắn chính là tướng Đào Xuân Phong.

- Đã làm xong chưa?

- Khởi tấu hoàng thường thần đã sai quân chặt cây, nhặt đá để bố phòng trận địa phía Bắc nơi sườn dốc thoải dễ tấn công bày trận Ngũ hành theo ý của người.

Lão Xuân Phong lên tiếng.

- Tốt. Nếu bảo vệ phía nam chặn quân của Lê Chất và Lê Văn Duyệt chỉ cần ba nghìn quân là có thể bảo vệ được nhưng nếu thủy quân nguyễn Ánh đổ bộ bãi biễn phía Hà Tĩnh phía đó có rừng thông sườn thoải để leo lên thì năm nghìn quân ở trên quan ải thành cá nằm trên thớt. Do đó, khanh phải cho quân chặt hết các cây to rừng thông, đóng thành các tấm gỗ lớn chất đá lên, rồi dùng cây chống. Khi giặc tấn công giật bẫy để đá lăn xuống. – Tên Quang Toản nói. – Ngoài ra dùng cây gỗ lớn làm các máy bắn đá đơn giản. Dùng các khúc gỗ to khoét ruột nhồi thuốc súng, các mảnh gang vụn rồi đóng đai sắt để gia cố gọi là thủ pháo. Các súc gỗ lớn cho tẩm chất dễ cháy. Hơn nữa, khanh phải cho quân đi chặt các ống cây luồng lớn già thành từng đoạn dài nửa mét cho nhồi thuốc súng, sau đó cắm mũi tên sắt bên ngoài, kết hợp thành từng dàn mười ống như giàn hỏa tiễn. Cái này ta…trẫm cho người ghi chép lại rồi. Khanh cứ làm theo.

- Thần đã biết nhưng mà bệ hạ, còn thứ người gọi là chiến hào pháo binh thì thần không hiểu lắm. - Vị tướng già lên tiếng rồi nhìn về phía binh sĩ đang đào hào – Quân Tây Dương cũng không đánh kiểu như vậy.

- Lão thần của trẫm, tuy nói pháo binh thời này...hiện tại, độ chính xác không cao lắm nhưng số lượng đủ lớn sẽ thành chất lượng. Hơn nữa, tuy quân Nguyễn, và cả quân ta, đều bắn dựa theo kinh nghiệm nhưng vị trí của quân ta là mục tiêu quá rõ ràng. Trong khi đó, số lượng pháo của ta phần lớn đã bị bỏ lại ở Phú Xuân. Mục đích của chiến hào này chính là làm giảm uy lực của đại bác tới quân ta. Trong khi đó, pháo binh của ta có thể phát huy hiệu quả chiến đấu tốt hơn

- Thần đã hiểu. Đúng là bệ hạ không còn như trước…Ý của thần là lúc trước người vẫn vô cùng anh minh thần võ nhưng bây giờ thì đã đạt tới cảnh giới cao hơn.

Vị tướng già lên tiếng.

Về phần mình, Quang Toản đúng là thật miệt với kiểu lễ nghi quân thần kiểu này. Lúc nào cũng phải rào trước đón sau. Không chỉ phần hồn kiếp trước và linh hồn hiện tại cũng vậy.

- Mà khanh thấy chúng ta có cần đi thăm binh sĩ không. – Hắn hỏi.

- Đó là vinh hạnh của bọn họ. Thần chỉ sợ bệ hạ thấy mệt.

Nói cho chính xác thì lão sợ hắn nổi hứng đi thăm rồi thấy chán mà bỏ về thì đúng là làm mất tinh thần binh sĩ vô cùng. Mà cho dù lão có thấy sao thì Quang Toản đã muốn thì gã cũng đành chiều theo. Dù sao đây cũng là chuyện tốt.

Nói về binh sĩ Tây Sơn. Tất cả họ đều đội nón lá màu nâu nhạt. Trên người khác bộ áo màu vàng chanh. Trên khuy áo và cổ áo cũng là màu nâu nhạt. Phần quần có màu trắng bạc. Về giày thì đa phần là giày tự làm, một vài người còn đi chân đất.

Lúc này, có hai người lính đang trò chuyện. Quang Toản ra hiệu cho lão Phong cứ quan sát cùng hắn.

- Mày còn nhớ lúc mới nhập ngũ đi đánh trận cho tiên đế không – Một người lính hỏi người lính khác. Hắn không hề để ý Cảnh Thịnh và lão Đào Xuân Phong đang quan sát.

- Nhớ chứ, Tây Sơn Vương thì bắt đầu sống như họ Trịnh, họ Nguyễn còn nhà vua lúc đó chưa lên ngôi. Ngài thường xuyên ăn ngọn bí xào, rau lang luộc chấm mắm đạm bạc chứ không ăn sơn hào hải vị rất hòa đồng cùng binh lính, tướng sĩ. – Tên đối diện hắn lên tiếng.

“Nếu mọi người biết ở thời đại của mình mấy món đó thành đặc sản thì chắc ngất mất” – Quang Toản nghĩ thầm.

Trong khi đó, cuộc trò chuyện giữa hai người vẫn tiếp tục.

- Mà sao mày nhập ngũ vậy?

- Cũng như mày thôi. Thời chiến tranh loạn lạc làm lính cũng là một nghề để nuôi sống gia đình. Tuy không phải lúc nào cũng có lương nhưng ít nhất thì cũng có gạo, thỉnh thoảng còn có thịt. Ở nhà làm ruộng bị quan quân ức hiếp, kiếm được ít lương thực nộp thuế cho triều đình hoặc nộp tô cho địa chủ hoa màu chẳng còn giữ lại được bao nhiêu. Cùng đường nên tao đành phải đi bán mạng sống hy vọng nuôi được gia đình

Bất ngờ, một âm thanh vang lên làm cả hai tên lính giật mình:

- Nếu trận này chiến thắng trở về triều đình sẽ tăng lương, thưởng cho những người có công, những người chết trận gia đình sẽ được hưởng tiền tử tuất, những người bị thương sẽ được trợ cấp ...

Cảnh Thịnh lên tiếng.

- Bái kiến hoàng thượng. Vạn tuế. Vạn vạn tuế. – Hai tên lính dù vui mừng khi nghe lời của hắn nhưng cũng không quên hành lễ. Nói vui chứ tội khi quân là chém đầu cả nhà chứ đâu phải chơi. – Mà những gì người nói là thật sau hoàng thượng.

Thực ra thì thời này hoàn toàn không có chính sách gì cho thương binh liệt sĩ. Đi lính chủ yếu có gạo, có thịt đã là may mắn lắm rồi, lấy đâu là tiền lương. Nếu chẳng may bị chết hay tàn phế thì người nhà phải tự lo lấy.

- Vậy nếu chẳng may bị thương nặng cụt tay hoặc chân thì cố bò ra chỗ địch khẩn khoản nhờ hắn giết mình để gia đình được hưởng tiền tử tuất còn hơn sống tàn tật người thân phải hầu hạ. – Một tên nói.

Hắn nói thực sự nghiêm túc. Dù sao thì thời đại này, mạng sống của con người quá rẻ mạt.

Đột nhiên, Đào Xuân Phong chen ngang:

- Chuyện này triều đình đang bàn bạc. Các ngươi nhớ đừng nói với ai nghe chưa.

Sau đó, lão kéo Cảnh Thịnh đi ra chỗ vắng người. Thái độ của lão bỗng nhiên khác hẳn.

- Bệ hạ, người nói là để động viên binh sĩ hay là người thật sự nghiêm túc – Lão hỏi.

- Ý khanh là gì?

Quang Toản có chút không hiểu.

- Thực ra thì thần cũng chỉ là võ tướng nên cũng không nắm rõ nhưng quốc khố triều đình đã không còn dư ra để trả tiền cho thương binh và tử sĩ. Nếu người không tin thì có thể hỏi lão Kỷ.

Cái này là lão nói thật. Dù Cảnh Thịnh cụt hứng lão cũng phải nói.

Thực ra, nhà Tây Sơn có chính sách rất thoáng với thương mại hơn thời Lê Trịnh nên thu nhập hàng năm cũng không tệ. Đó còn chưa nói tới tiền cống nạp từ đám hải tặc Tàu Ô ở bên vùng biển nhà Thanh. Tuy nhiên, nhu cầu chiến tranh quá lớn làm tiền đi vào bao nhiêu thì đi ra bấy nhiêu. Cả một võ quan cũng ý thức chuyện này thì chứng tỏ vấn đề đã vô cùng nghiêm trọng rồi.

- Trẫm hiểu ý khanh muốn nói gì nhưng khanh cứ yên tâm. Khi nào tình hình ổn định, trẫn sẽ tìm cách tăng thu nhập của quốc khố lên mấy chục lần. Còn cách làm thì khi nào rãnh trẫm sẽ nói sao – Hắn nói với vẻ bí ẩn làm lão Phong cũng không định hỏi thêm.

Nói chung thì chỉ cần cải cách kinh tế và đem một số phát minh hiện đại tới thời đại này, hắn không tin mình có thể thiếu tiền hoặc ít nhất thì cũng đủ chi tiêu cho chiến tranh.

- Thần đã hiểu.

Lão lên tiếng.

- Ngoài ra, trẫm cũng hướng dẫn cho binh lính các kỹ năng sơ cứu, băng bó. Chuyện lập ra đội cứu thương để cấp cứu, sơ cứu thương binh trong chiến trận nhớ phải tiến hành. Những người lính già hoặc dưới mười tám tuổi bổ sung vào đội này.

- Thần tuân chỉ.