Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 30: Bắc Hà vi hành (phần 2)



Cuộc đời của nàng ca kỹ này thật sự lắm bi ai. Vào lúc phụ mẫu nàng lấy nhau cũng là lúc Nguyễn Hữu Chỉnh hành quân từ Nghệ An vào Thăng Long, chính thức chấm dứt cơ đồ của họ Trịnh. Do là họ hàng xa nên gia đình nàng cũng tránh khỏi liên lụy. Dù vậy, cuộc sống đã không còn khấm khá như trước. Phụ thân mẫu thân dù yêu thương nàng nhưng do lao động quá sức mà lần lượt qua đời. Thân gái một mình, chỉ có nghề hát là cách để nuôi thân. Tuy nàng luôn giữ mình trong sạch nhưng nào có ai hiểu thấu. Cho tới hôm nay, khi nhìn vào vị công tử từ Nghệ An kia, nàng mới biết mình đã gặp được tri âm.

- Tiểu thư, tới lúc nhận thơ của các công tử - Một ả hầu lên tiếng.

Sau khi nhận được thơ từ các vị công tử, Trịnh Thị Ái Nhi xem qua một lượt sau đó mới quyết định. Chủ nhân của bài thơ hay nhất không làm nàng thất vọng.

- Tiểu nữ đã xem qua bài thơ của các vị công tử đều là những bài thơ hay nhưng Ái Nhi thấy bài thơ của Hoàng công tử đến từ Trung Đô là tâm đắc nhất, tiện nữ xin phổ nhạc và hát bài này.

Sau đó nàng ca kỹ sinh đẹp cất tiếng hát

“Nước non nặng một lời thề,

Nước đi đi mãi, không về cùng con,

Nhớ lời nguyện nước thề non,

Nước đi chưa lại, non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắng hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tà dương.

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non còn nhớ nước, nước mà quên non.

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non, còn nước hãy còn thề xưa.

Non cao đã biết hay chưa?

Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ còn luôn,

Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Nước kia dù hãy còn đi

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước chưa nguôi lời thề.”

Nghe xong, một công tử dáng thư sinh, da hơi đen để râu dài giọng xứ Nghệ, cũng chính là kẻ đã nói chuyện với Quang Toản về tên Hưng Phát, thốt lên một câu:

- Hay! Phong cách thơ lạ mà hay! Tại hạ là Nguyễn Du tự Tố Như xin bái phục thơ của vị Hoàng công tử!

Cảnh Thịnh thiếu chút nữa thì ngã ngửa. Thì ra là người viết Truyện Kiều nổi danh Việt Nam sau này. Được nhà thơ này bái phục chắc mình tổn thọ mất mấy năm. Lúc này, thấy Ái Nhi tỏ vẻ thân mật với Quang Toản càng làm Hưng Phát ngứa mắt hắn quát lên.

- Thằng nhà quê kia! Biết điều cút ngay cho khuất mắt ông! Nếu không mai đừng hòng được sống yên ở xứ này!

Hắn không phải nói chơi mà đúng là hắn có dự định và hoàn toàn có khả năng làm thật. Bản thân hắn cũng từng làm không ít lần rồi.

Thấy vậy, Cảnh Thịnh cười nói:

- Biến khỏi mắt ngươi thì dễ thôi.

Ngay sau đó, Quang Toản ra hiệu cho hộ vệ bước lên. Chỉ vài đường quyền là bọn họ đã đánh cho bọn hộ vệ của Hưng Phát nằm lăn ra đất. Một hộ vệ của Cảnh Thịnh xách cổ Hưng Phát vứt ra khỏi cửa như một con chó. Tên công tử đau đớn và mất hết thể diện. Hắn nghiến răng và hét lớn:

- Tụi mày có giỏi thì đừng đi đâu hết!

Sau đó, tên kia chạy mất. Mọi người nhìn Hưng Phát bị như vậy rất hả hê nhưng thầm lo cho Quang Toản. Cô đào Ai Nhi nói với Cảnh Thịnh.

- Công tử cẩn thận không con chó đó mà cắn lại cũng phiền phức lắm.

Tuy nàng đoán là thân phận của Quang Toản không tầm thường nhưng xưa có câu “Phép vua thua lệ làng”. Cho dù không trực tiếp đối phó, cách gây khó dễ cũng nhiều vô số.

Trước thái độ lo lắng của người đẹp, Cảnh Thịnh chỉ cười trừ. Nói ngu chứ từ khi dòng họ nhà tên này đều muốn xuống lỗ bằng không thì làm gì có ai dám chọc tới đương kim hoàng thượng như hắn. Nên nhớ là tuy hắn đã cách tân khá nhiều nhưng Đại Việt hiện tại vẫn theo luật phong kiến, đụng vào vua là chặt đầu cả nhà.

- Tính ta không ngại phiền phức, chỉ sợ làm phiền đến cô nương thôi. – Hắn nói – À mà ta muốn nói chuyện riêng với Tố Như huynh đây. Mong cô nương không để kẻ khác làm phiền.

- Tiểu nữ đã hiểu.

Sau đó, Quang Toản cùng với Nguyễn Du trò chuyện.

Lúc này, đại thi hào đã ba mốt tuổi nhưng chưa thi để ra làm quan nhưng anh của gã làm quan ở Thăng Long nên hay ra Thăng Long du ngoạn.

- Tiểu huynh đệ, ta từng gặp nhiều, cũng từng giáo huấn nhiều đám con cháu nhà giàu! Nhưng ngươi là người thứ nhất để cho ta muốn mời ngươi uống rượu đấy, ta mời ngươi một ly!

Lão giả tóc bạc lấy ra một cái chén lớn, rót từ bầu rượu của mình một chén.

Trong chốc lát, mùi rượu tràn ngập toàn bộ quán trà. Mùi thơm nhập vào đáy lòng, có thể nói là mười dặm đưa hương.

- Rượu Kim Sơn Ninh Bình!

Quang Toản hít một hơi thật sâu rồi nói. Hắn kiếp trước và kiếp này đều nếm rượu không ít nên hiểu biết vô cùng sâu rộng. Thực tế, rượu quý của Việt Nam có rất nhiều, không thua gì Nữ Nhi Hồng của Trung Quốc hay mấy hãng rượu vang của Pháp chỉ qua là quảng cáo không bằng mà thôi.

- Công tử quả nhiên sành rượu. Rượu này chỉ sợ trân quý không dưới sáu mươi năm đó. Đa số ngươi trong thiên hạ chỉ biết tới Nữ Nhi Hồng ở bên nhà Thanh mà không biết nước Nam ta có biết bao nhiêu là sản vật quý hiếm.

Sau đó, Quang Toản, bưng chén rượu, uống một hơi cạn sạch.

Rượu theo cổ họng rót thẳng xuống, hương thơm nhu thuận mà thuần chính ngọt ngào. Phải nói là rượu do Việt Nam, lúc này là Đại Việt mới xứng đáng đứng đầu thế giới.

- Sảng khoái, tiểu huynh đệ, ta lại mời ngươi!

Hắn lại rót cho Quang Toản một chén tràn đầy. Tên này lại một hơi cạn sạch, uống liền ba chén, mới chịu bỏ qua!

Uống xong ba chén, không thấy lão mời thêm Trịnh Cán cũng biết không thể quá tham nên cũng vui vẻ, chỉ cùng lão hàn huyên thiên nam địa bắc.

- Nè Tố Như huynh, sao huynh biết ta là con nhà quan? – Quang Toản hỏi.

- Đơn giản mà. Hộ vệ của đệ mang uy phong mà người thường trong giang hồ không có được. Tuy ta không biết võ công nhưng cũng hay đi đây đó nên cũng biết chút ít. – Nguyễn Du nói – Nói thật với đệ, ta không thích những kẻ cứ chìm vào Khổng Mạnh mà không biết gì về thế thái dân tình. Dĩ nhiên, ta vẫn xem Nho Giáo là thước đo con người nhưng cũng không nên quá lệ thuộc vào nó bởi chúng ta cũng chỉ mượn nó từ người Tàu để xây dựng đất nước mà thôi.

Nhìn về con người Nguyễn Du, Quang Toản cảm nhận được đây là con người đáng kết giao, dù theo chuẩn của thời hiện đại hay cổ đại. Bằng kinh nghiệm của đặc vụ, Toản biết đây là người có tài năng. Nghĩ tới đây, Toản thấy hơn tiếc khi sự nghiệp quan lộ của Nguyễn Du không cao.

Thực ra, nguyên nhân chủ yếu là do Nguyễn Du mang tư tưởng khá phóng khoáng so với thời đại. Sau khi Gia Long lên ngôi, hắn học tập hoàn toàn theo nhà Thanh một cách cực đoan. Do đó, những người như Tố Như khó tiếng xa trên con đường quan lộ là vậy.

Hai bên sau đó trò chuyện rất vui vẻ.

Được một lát, ở ngoài có tiếng bước chân rầm rập. Một toán lính khoảng hai mươi người bước vào cùng với Hưng Phát. Tên công tử bước vào chỉ tay về phía Cảnh Thịnh và nói

- Ngươi có giỏi chạy thử ta xem!

Viên cai đội dẫn theo lính ra lệnh:

- Các ngươi bắt mấy tên này tạm giam vào nhà lao để mai cho quan lớn xét xử.

Cảnh Thịnh hỏi lại

- Đây là thành Thăng Long các người chưa điều tra rõ đã khép tội người khác sao, có quốc pháp không vậy.

Viên cai đội cười nói:

- Ta chính là quốc pháp!

Trước thái độ ngang ngược đó, Quang Toản thở dài. Giờ hắn đã hiểu tại sao Cảnh Thịnh trong lịch sử sau khi mất Trung Đô rồi ra Bắc Hà lại chết nhanh như vậy. Tuy bản chất triều đại Tây Sơn không xấu nhưng những kẻ như vậy đã làm mục nát triều đại, đến cả chiến công chống quân Thanh cũng không chống đỡ nổi, giống như cách triều Lý, Trần, Lê đã sụp đổ trong lịch sử.

Lúc này, Nguyễn Du đứng lên tính nói giúp nhưng bị tên khác ngăn cản:

- Nguyễn Du, người đừng có mà liên tục nhiều chuyện nếu không thì anh người cũng không cứu ngươi nổi mấy lần đâu.

Tên Phát lớn giọng. Hắn vốn không ưa tên Nguyễn Du này lâu rồi.

Bỗng nhiên, Đô đốc Tuyết bước lên nói

- Thứ các ngươi còn chưa xứng.

Nói xong lão cùng thủ hạ xuất chiêu đánh cho đám lính ngã đổ rạp gọi cha gọi mẹ. Đám công tử ngồi ngây người từ trước đến nay chưa bao giờ thấy đám bảo tiêu dám đánh lại quan quân, việc này có thể bị khép vào tội tạo phản mất đầu như chơi, mấy người yếu bóng vía vội chuồn cửa sau sợ vạ lây.

Trong lúc đó, cô đào Ái Nhi càng tin tưởng vào trực giác của mình, chứng tỏ công tử trước mặt con quan rất lớn trong triều hoặc rất có thế lực mới không coi đám lính này vào đâu. Cô bước tới bên Thịnh thỏ thẻ giọng oanh vàng:

- Xin lỗi công tử vì kẻ hèn này làm phiền đến công tử.

Thịnh cười nói:

- Được người đẹp làm phiền là vinh hạnh của ta.

Hắn cũng biết được nàng đoán ít nhiều về thân phận của hắn. Dù sao thì được người đẹp để ý cũng không phải là chuyện xấu.

Lúc này, để bảo vệ an toàn cho Cảnh Thịnh Đô đốc Tuyết đã ra ám hiệu cho đội đặc nhiệm bí mật tiến tới bao vây quanh trang viên.

Một lát sau, có tiếng vó ngựa và tiếng bước chân dồn dập. Viên quan bảo vệ trị an Thành Thăng Long và mấy trăm lính kéo vào.

Viên quan vừa vào đã hỏi:

- Kẻ nào đã đánh quan quân triều đình?

Cảnh Thịnh cười nói

- Ta có thấy quan quân nào đâu chỉ có mấy con chó vừa chạy qua đây ta cho người đuổi đi rồi.

Viên quan giận tím mặt quát lớn:

- Quân đâu bắt mấy người này lại cho ta mang về đại lao để mai quan lớn xét xử!

Đô đốc Tuyết bước lên giơ lên một vật và nói

- Mở mắt chó ngươi ra mà nhìn xem đây là vật gì!?

Viên quan nhìn kỹ thấy một lệnh bài khắc hình con rồng và hai chữ Tây Sơn viết bằng chữ Nôm vội vàng ra hiệu cho quân dừng lại. Đây là lệnh bài dành cho quan lớn nên hắn cũng không dám khinh xuất nhưng người bị đánh hôm nay cũng không nhỏ. Nói cho đúng là họ hàng của cái thằng kia không nhỏ thôi.

Thấy viên quan có vẻ lúng túng, Cảnh Thịnh liên lên tiếng:

- Ngươi về bảo quan chỉ huy của ngươi sáng mai đến nhà trọ gặp ta.

- Hạ quan nhận lệnh.

Viên quan nói. Nếu người ta đã cho hắn một cái thang để xuống thì hắn cũng không nỡ từ chối. Chuyện này đành phải nhờ cấp trên của hắn mà thôi.

Sau đó, tiệc tan. Mọi người ra về. Quang Toản và Nguyễn Du mới gặp lần đầu nhưng đã mến tài nhau. Cảnh Thịnh hẹn mai gặp lại đàm đạo thêm về thế sự. Nguyễn Du nhận lời.