Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 31: Trò chuyện cùng Nguyễn Du.



Đêm khuya là thời điểm vô cùng tĩnh lặng. Nói chung thì thời điểm này muốn di chuyển trong bóng tối chỉ có thể dùng đèn cây hay đèn dầu mà dùng chúng thì cũng chả thấp sáng được bao nhiêu. Do đó, không có nhiều người thật sự thức khuya. Tuy nhiên, Ngô gia trang vốn có quan hệ không nhẹ với quan viên của nhà Thanh và tàn dư Lê Trịnh lại thức cực kì khuya. Không chỉ họ mà nhiều thế lực đại địa chủ ở toàn bộ Bắc Hà đều thi nhau thức khuya. Bản thân tên Bạch Công Tử cũng thức khá khuya ở Ngô gia trang.

- Rốt cuộc tên Quang Toản đó cũng đã không nhịn được muốn khai đao với Hoàng thân quốc thích tiền triều, danh gia vọng tộc. Hắn không nghĩ tới họ Hồ khi xưa thì muốn cải cách ruộng đất mà mất cả giang sơn.

Ngô lão gia, một người đàn ông trung niên trong bộ áo ngấm lên tiếng. Tuổi của lão nhìn có vẻ khoản gần tám mươi nhưng tuổi thật thì cũng chỉ năm mươi. Nguyên nhân lão già như vậy là do vui chơi quá độ với tiểu thiếp, lại hay uống thuốc linh tinh.

Cũng vì lẽ đó, việc đứng phát biểu trước mặt nhiều người như vậy làm lão có hơi quá sức. Nếu không phải có hai giai nhân đang đỡ thì lão chắc té đập mặt xuống đất luôn rồi.

- Chẳng những muốn diệt con đường phát tài của chúng ta, mà còn muốn đem chúng ta xuống ngang hàng đám tiện dân kia cùng nộp thuế lao dịch. Thật là quá ngạo mạn, coi thường phép tắc.

Người tiếp theo là Ngô nhị thiếu gia. Tên này mặt mũi trắng hơn cao gái, thường cầm cây quạt lông ngỗng, tự cho mình là Gia Cát Lượng. Nói cho đúng thì hắn cũng biết được vài chữ. So với cái gia tộc dốt nát của mình thì hắn cũng là thần đồng rồi.

- Cái đám buôn trầu này đúng là cả gan.

Người tiếp theo là Ngô đại thiếu gia. Cái tên chính là thổ phỉ chính gốc chứ chả chơi. Hắn được đích thân gia tộc mình tài trợ.

- Ngô gia các vị đồng lòng như thế thì đám Ngụy triều kia chả mấy chốc mà bị diệt.

Tên họ Bạch nói.

- Không biết chuyện Cảnh Thịnh vi hành tới Thăng Long có thật không? Chả lẽ hắn ngu tới mức không biết chính sách thuế khóa kia đã đắc tội toàn bộ đại gia tộc ở Bắc Hà? Nếu biết thì tại sao lại dám tới. Liệu có phải là cái bẫy để mượn cớ diệt toàn bộ gia tộc liên quan tới nhà Lê?

Người hỏi là Ngô lão gia. Tuy mấy thứ thuốc tráng dương bổ thận gì nó làm cơ thể lão sắp hỏng tơi nơi rồi nhưng bộ não vẫn còn vận hành cực tốt.

Không chỉ lão mà hai đứa con của lão cùng tất cả đại diện của thế gia đều có cùng câu hỏi. Họ còn chưa muốn chết đâu nha. Dù sao thì số thuế đó cũng không phải là họ đóng không nổi. Cùng lắm thì bán bớt ruộng đất, chuyển sang làm ăn buôn bán. Mà hình như tên Toản đang khuyến khích kinh doanh thì phải.

Trước thái độ của mọi người, tên Bạch công tử chỉ mỉm cười.

- Nếu Cảnh Thịnh giống trống khua chiêng đi tới Thăng Long mà lại để sơ hở thì tại hạ chắc mười phần là bẫy. Tuy nhiên, hắn lại di phục xuất tuần với rất ít người. Nếu không phải mạng lưới của sư phụ ta rộng khắp Đại Việt, cộng với việc hắn đánh nhau với quan binh hôm qua thì đúng là không thể nào dò la được tung tích của Cảnh Thịnh. – Tên này nói – Ta còn biết hắn có quan hệ không tệ với cô đào họ Trịnh. Đây là cơ hội cho tất cả chúng ta.

………………………………………….

Trong lúc có cả đám người đang định giết mình thì Cảnh Thịnh vẫn bình tâm vì mọi thứ đúng theo kế hoạch. Hắn cho người mời Nguyễn Du đến thưởng rượu và đàm đạo. Y hẹn, Nguyễn Du đến nơi. Do Quang Toản ít tuổi hơn Nguyễn Du nên nhận là em. Sau mấy chầu rượu, Cảnh Thịnh giả vờ say hỏi:

- Đệ thấy huynh là người có tài. Tại sao không ra giúp nước?

Cái này thì hắn cũng tự hỏi lâu rồi. Bản thân tài năng của Nguyễn Du không tệ. Tuy không thể sánh ngang Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ nhưng rõ ràng là trăm người có một. Một người như vậy, lại có quen biết trong quan trường mà không chịu ra làm quan thì đúng ra khó hiểu.

- Ta sao không muốn mang tài của mình ra giúp nước, nhưng giờ vận nước đang loạn lạc. Lúc trước, nhà vua bị Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền, nội bộ rối ren quan lại tham nhũng. Sau khi diệt được Bùi Đắc Tuyên lại bị Nguyễn Ánh đánh cho tan tác phải chạy ra Trung Đô. Lòng dân Bắc Hà lại không theo triều Tây Sơn nhiều người vẫn ngóng về nhà Lê. Giờ thế sự rối ren không biết còn tồn tại được bao lâu. – Nguyễn Du lên tiếng. – Nói thật với đệ, có lúc ta liều định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng bị bắt và bị giam mấy tháng ở Phú Xuân.

Cái này thì Nguyễn Du xem Quang Toản là huynh đệ cũng không giấu diếm gì. Thực tế, Du cũng đoán được người này đang cố tình đáng giá bản thân. Nếu như Tố Như tìm lời nịnh hót thì không biết chừng gã sẽ xem thường mình. Cái chuyện trốn vào Nam thì chỉ cần điều tra là ra thôi nên chi bằng Nguyễn Du nói thẳng.

Trong khi đó, Cảnh Thịnh đánh giá khá cao thái độ của doanh nhân văn hóa này. Uống một chén rượu, hắn lên tiếng:

- Ta nghe nói nhà vua cũng đã sửa mình, lắng nghe tôi trung, chỉnh đốn triều chính chăm lo cho dân chúng. Gần đây có đích thân dẫn quân đánh thắng Nguyễn Ánh được mấy trận làm Nguyễn Ánh phải rút quân về Gia Định. Đó còn chưa kể một số cãi cách quan trọng góp phần phát triển đất nước.

Nghe xong lời của Toản, Nguyễn Du suy nghĩ một hồi. Phải nói là cải cách của Cảnh Thịnh tuy chạm tới quyền lợi của sĩ tộc những sẽ làm cho cuộc sống của bách tính tốt hơn. Cái này thì hắn đã hơn hẳn Nguyễn Ánh ở trong Nam rồi. Tính cách của Nguyễn Du, dù là nhà Nho, nhưng lại không rập khuôn hoàn toàn theo Nho giáo.

- Ta cũng có nghe qua, nhưng để thăm dò thêm xem sao. Cũng muốn nhờ anh của ta tiến cử nhưng anh ấy cũng không thân với các quan to trong triều nên cũng còn đang tính.

Nguyễn Du nói.

Phải nói là anh của gã này tuy làm quan cho Tây Sơn nhưng chức vụ và quyền lực không lớn. Cũng nhờ vậy mà khi Nguyễn Ánh lên ngôi, gã này và cả Nguyễn Du đều toàn mạng, thậm chí còn được cho làm quan dù chức vụ không cao. Dĩ nhiên là do Nguyên Anh xuyên không mà nhà Tây Sơn vững như bàn thạch, Cảnh Thịnh và Nguyễn Du thì uống rượu đàm đạo.

Lúc này, Cảnh Thịnh lên tiếng:

- Tài như huynh chắc nhà vua sẽ trọng dụng thôi. Tố Như huynh cứ vào Kinh Thành mang theo vật này đến gặp Ngô Thì Nhậm sẽ được cân nhắc.

Nói xong Thịnh lấy miếng ngọc bội nhỏ đưa cho Nguyễn Du. Tuy nói là việc chế ngọc bội không khó nhưng việc điêu khắc là cả một kỳ công, không phải ai cũng làm được. Bản thân mỗi người thợ lại có một phong cách khác nhau với từng loại ngọc. Nói cho đơn giản, mỗi miếng ngọc dạng này như giấy chứng minh dành cho người giàu có và quyền lực, muốn làm giả rất khó.

Nguyễn Du thấy vậy liền đừng dậy chắp tay cuối đầu. Tuy đại thi hào cho tới lúc này vẫn chưa làm quan nhưng cũng là Nho Sinh. Gã biết rõ thân phận của người trước mặc không tầm thường, thậm chí có thể là vua di phục xuất tuần cũng không chừng. Người như vậy mà để ý tới một thư sinh như gã thì đúng là phước đức ba đời.

- Đa tạ huynh đệ. Nếu sau này được trọng dụng sẽ báo đáp. – Gã nói.

- Ấy. Huynh đâu cầu dùng đại lễ như vậy.

Quang Toản nói. Tuy luận thân phận, Nguyễn Du phải quỳ lại hắn mới đúng nhưng tên Toản lại kính trọng tác giả của truyện Kiều. Do đó, hai bên lâm vào tình huống hơi bị khó xử.

Nói khó xử nhưng uống rượu vào thì cái khó gì cũng biến mất hết. Hai người vui vẻ uống rượu đàm đạo đến tận khuya.

- Đúng rồi. Huynh thấy chính sách mới của hoàng thượng thế nào?

Quang Toản hỏi. So với đám đại thần trong triều thì người thường hay đi đó đây như Nguyễn Du sẽ có nhận xét khách quan hơn.

- Nói thật lòng, bệ hạ thật sự là vua hiền. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp đề phòng thì vương triều Tây Sơn có nguy cơ lưỡng đầu thọ địch.

Cái này thì Toản thừa nhận gã này nói đúng. Đó cũng là lý do chính thức mà Quang Toản di phục xuất tuần tới đây.

- Không biết huynh có cao kiến gì.

- Cao kiến thì không dám. Ta đoán không lầm thì hoàng thượng muốn để đám sĩ tộc ra tay trước rồi tóm gọn một mẻ.

Trước lời phân tích của Nguyễn Du, Quang Toản có hơi giật mình. Đây vốn là kế hoạch của hắn. Vậy mà không ngờ Nguyễn Du lại đoán được.

“Nhân tài này mình nhất định phải đem về rồi”

Quang Toản nghĩ thầm.