Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 38: Đi lên Tây Bắc (phần 2)



Qua câu chuyện trên đường về bản của Vàng A Sinh, cộng với thông tin tình báo, Cảnh Thịnh mới biết vùng Tây Bắc mới nổi lên một thiếu nữ người Thái con gái tộc trưởng Thái ở vùng Điện Biên tên Mị Nương. Không chỉ xinh đẹp cô gái này còn rất giỏi võ có tài cưỡi ngựa phóng lao. Mới gần đôi mươi mà tự mình hạ được con cọp dữ chuyên ăn thịt người.

Là con một lên lão tộc trưởng mời rất nhiều thầy giỏi về dạy cho con mình. Không phụ lòng cha con gái giỏi cả văn lẫn võ, năm hai mươi tuổi đã dẫn quân đi thu phục các bộ tộc Thái quanh vùng. Lúc lão tộc trưởng chết cô gái được các tộc trưởng tôn làm nữ vương. Đây là chuyện khá hiếm. Nên nhớ dù nhiều dân tộc vẫn theo mẫu hệ nhưng thủ lĩnh bộ tộc rất thường hay đánh nhau. Do đó, người ta thường xu hướng tôn nam nhân lên hơn.

Lại nói về nàng, dã tâm của Mị Nương không nhỏ. Cô gái dẫn quân đi thu phục các bộ tộc người H’mong, Dao, Mường … để mở rộng địa bàn. Bộ tộc nào không chịu thần phục sẽ bị đốt phá làng bản dồn hết về Thành Điện Biên làm nô lệ. Cô gái này còn liên kết với nước Ai Lao có ý đồ mở rộng lãnh thổ.

Đó còn chưa kế tới cố vấn quân sự của nhà Thanh do tổng đốc Vân Nam cử tới. Dựa theo đám chuyên gia Trung Quốc này, quân của Nữ Vương chia làm tám kỳ, giống với Bát Kỳ Mãn Thanh, mỗi kỳ có hai nghìn quân cùng với đội tượng binh hơn ba mươi con do vua Ai Lao tặng nữ vương đánh đâu thắng đó quan phủ cũng không làm gì được. Vốn Bát Kỳ được Nổ Nhĩ Cáp Xích lập ta giành cho bộ lạc người Mãn Châu. Trùng hợp là quân của Mị Nương cũng thuộc dạng bộ lạc nên phát triển vô cùng mạnh.

Bản thân nàng khá kén chọn. Hoàng tử thứ ba nước Ai Lao đến xin cầu hôn nhưng không vừa mắt nữ vương. Do bộ tộc H’mông của Vàng A Sinh không chịu thần phục nên Nữ Vương sai bộ tộc người Dao ở Lai Châu đi cùng tướng của mình đến tiêu diệt bộ tộc người H’mông. Lão quân sư và ba mươi quân bảo vệ lúc bị hạ toàn bộ là quân của Nữ Vương đi theo để hỗ trợ và giám sát bộ tộc người Dao.

“Không biết có phải mình xuyên không, gây ra hiệu ứng cánh bướm hay là tại lịch sử không ghi chép đầy đủ mà lại lòi ra một nữ vương người Thái”

Hắn nghĩ thầm. Thực tế, mấy cuộc nổi dậy của dân tộc thiểu số vào thời phong kiến có rất nhiều. Sử quan cũng không ghi chép hết được. Hơn nữa, nói chung thì chuyện này cũng không quan trọng, dù sao thì hắn cũng không thể nào để một thế lực như vậy phát triển được, không khéo giống như chúa Bầu trong lịch sử với nhà Mạc, hình thành thế bao vây với Nguyễn Ánh thì quá nguy hiểm.

- Ngài cho người giải tộc trưởng người Dao là Vừ A Dính lên nói chuyện.

Thịnh nói với Vàng A Sinh.

Sau đó, nhìn khuôn mặt như đưa đám của A Dính Thịnh hỏi.

- Giờ nếu ta thả ngươi thì ngươi tính thế nào?

A Dính buồn bã nói:

- Ta cũng chẳng muốn đánh nhau đâu. Nhưng cái nữ vương người Thái ép ta phải làm thôi. Giờ ta thua trận về thì cũng chẳng sống thêm được mấy ngày nữa đâu.

Quang Toản cảm thấy mình đoán không sai. Thấy vậy, hắn liền nói:

- Nếu ngươi nghe lời ta thì không những không chết mà còn được triều đình bảo hộ cho ngươi làm chủ vùng đất của ngươi, hàng năm ta cho người bán cho ngươi muối và sắt với giá bằng một nửa hiện nay.

- Ngươi có quyền làm chủ!? Hay ngươi nghĩ dân miền ngược chúng ta đều là lũ ngốc.

Hắn hỏi. Cái này có nằm mơ cũng không ngờ tới. Tuy nhiên, hắn cũng biết muối và sắt là hai tài nguyên quan trọng, thứ để triều đình kiểm soát Tây Bắc. Sẽ không có ai từ bỏ dễ dàng thứ này,

- Để tỏ lòng thành, ta có thể tặng một phần số muối ta mang lên như làm tin.

Cảnh Thịnh lên tiếng. Đại Việt đang chuẩn bị công nghiệp hóa. Hắn cần tài nguyên ở chỗ này. Tên Toản cũng chả có hứng thú ép người miền núi bằng múi và sắt.

Thấy thái độ thành khẩn, A Dính quay sang nhìn Vàng A Sinh và nói:

- Nếu ngươi nói thật cái bụng ta sẽ theo lời ngươi thôi. Mà ngươi có thể nói cho ta biết thân thế thật sự của gã thiếu niên trước mặt không.

- Cái này…

Lão Sinh nghĩ lại thì đúng là sự xuất hiện của người này quá thần kỳ. Hỏa khí mà hắn có được cũng quá mạnh.

Lúc này Cảnh Thịnh nói thật thân thế của mình. Hắn lấy ra ngọc tỉ để làm bằng chứng.

- Bái kiến hoàng thượng! Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!!!

Họ tuy là dân miền núi nhưng lễ nghi dưới xuôi thì cũng biết qua. Hơn nữa, hai vị tộc trưởng mừng rỡ được đính thân đức vua hứa đảm bảo cho quyền lợi của tộc mình.

Sau đó, Cảnh Thịnh sai người triệu tập các tướng lĩnh vào cùng hội họp với hai tộc trưởng người H mông và Dao. Chiến binh hai bộ tộc gộp lại được sáu trăm người. Ngự lâm quân và hộ vệ của Bật được khoảng năm mươi người. Do đó, Cảnh Thịnh cho người cầm mật chỉ về gấp vùng Phú Thọ lệnh quan phủ mang năm trăm quân cùng năm khẩu đại bác, điều động ba nghìn quân súng trường, mười khẩu pháo ở Thăng Long lên tiếp ứng. Quân cảnh vệ đi phía sau cũng lên đến nơi cho kiểm lại được tám mươi cây súng, một trăm lựu đạn và vài trăm cân thuốc nổ. Với lực lượng của nữ vương thì quân đội của hắn là quá đủ.

Do đường xá xa xôi nên quân tiếp ứng phải mất năm ngày mới đến nơi. Với địa hình của vùng này, đó cũng coi như là thời gian nhanh nhất rồi. Theo như A Dính nói thì nếu sau ba ngày không có tin tức của lão quân sư chắc chắn quân của Nữ Vương sẽ kéo đến, cho nên Cảnh Thịnh cùng các tướng lĩnh và hai tộc trưởng cùng đi khảo sát địa hình bố trí trận địa. Đừng nghĩ là hắn có súng thì muốn làm gì thì làm. Người Pháp trong lịch sử cũng đã cực kỳ vất vả với vùng Tây Bắc này. Nếu hắn không cẩn thận thì sẽ có thiệt hại không đáng có.

Đi qua một con đèo một bên là núi đá thưa thớt cây cối, một bên là vực sâu.

- Đây là đâu.

Cảnh Thịnh hỏi.

Tộc trưởng người H’mông nói :

- Thưa công tử đây là con đèo Khâu Vai là con đường bắt buộc quân của nữ vương phải đi qua để đến vùng đất của lão.

Thịnh nẩy lên một ý nghĩ liền sai quân vẽ lại bản đồ để lên kế hoạch bố phòng.

…………………………….

Cần lưu ý một chuyện, Điện Biên thành ở đây với Điện Biên phủ thời hiện tại là hoàn toàn khác nhau. Nhìn bên ngoài, nó cũng mang dáng vóc của một tòa thành trung đại. Với năng lực chiến đấu của các bộ lạc Tây Bắc, nơi này gần như là bất khả xâm phạm. Thậm chí đến cả quân lực của người Ai Lao, Đại Việt hay Đại Thanh cũng phải bất lực nếu tấn công tòa thành kia.

Lúc này, ở Thành Điện Biên Mị Nương đang lên triều thảo luận về kế hoạch tiêu diệt bộ tộc H’mông ở Lào Cai. Dù là nữ vương giết người không chớp mắt, nàng lại khá xinh đẹp với thân hình cân đối vô cùng. Ánh mắt sát khí khi nhưng cũng không kém phần long lanh. Mái tóc xuông mượt như dòng suối.

Hiện tại, nàng Mị nương nói:

- Qua ba ngày nay ta không nhận được bồ câu đưa thư của tướng A Páo chắc là lành ít dữ nhiều. Ta dẫn quân sang đó để tiêu diệt bộ tộc người H’mông và nhân tiện thu phục bộ tộc người Dao. Hoàng Trung, ngày ngươi thấy sao?

Hoàng Trung năm nay năm mươi tuổi là tướng cũ của Chúa Trịnh sau khi nhà Trịnh mất lưu lạc lên Điện Biên làm thuộc hạ cho tộc trưởng người Thái. Hắn dùng binh pháp của quân Trịnh để huấn luyện cho quân của người Thái, làm cánh quân này mạnh lên mấy phần. Hiện là cánh tay phải của Mị Nương. Gã cũng có ý với nàng nhưng chưa dám.

- Giết gà không cần dao mổ trâu, để thuộc hạ lĩnh một kỳ đi cũng đủ để tiêu diệt bộ tộc người H’mông cứng đầu.

Gã lên tiếng.

Cái này thì đúng thật. Trình độ tác chiến hai bên quá chênh lệch. Đa số dân ở đây chỉ biết lao lên khi chiến đấu, không hề có chiến thuật, trận pháp. Với kinh nghiệm từng giao chiến với quân Tây Sơn, hắn tin mình sẽ chiến thắng.

Mị nương nhìn lão tướng Hoàng Trung cười nói

- Có lão tướng đi là ta yên tâm rồi.

Thật lòng, lão tướng này không hề tệ. Tuy nhiên, hắn vẫn chưa tới mức làm nàng rung động, cũng như toàn bộ nam nhân ở đây. Cô gái tự hỏi liệu có phải nàng phải ở vậy cho tới lúc già hay không.

- Tạ ơn nữ vương.

Hoàng Trung lĩnh mệnh. Hắn sau đó tập hợp toàn bộ binh lực, hướng thẳng Lào Cai. Đa số đám này đều thông thuộc đường xá, muốn di chuyển cũng vô cùng dễ dàng.

- Ba vị có thể đi ra.

Lúc này, ba người bắt đầu bước ra. Một là tên Tử Hòa. Hai là tên Đức Tuấn. Người còn lại cũng chính là đại diện cho tổng đốc Vân Nam, Hứa Ngưu.

Nói chung ba tên này tới đây cũng chỉ có một mục đích, làm cho nhà Tây Sơn chó gà không yên. Riêng tên Đức Tuấn thì tìm cách quay về Gia Định. Đường biển bị Tây Sơn chặn hết cả rồi. Hắn chỉ còn cách đi đường vòng lên Tây Bắc, qua Vân Nam, tới Quảng Tây rồi đi đường biển về Gia Định mà thôi. Hai tên người Hoa còn lại thì muốn thuyết phục nàng quy thuận Đại Thanh.

- Về tên Đức Tuấn. Ta sẽ giúp người lên Vân Nam để vòng về Quảng Tây rồi lại Gia Định.

Nàng nói với đặc xứ Nguyễn Ánh. Sau đó, nữ vương quay sang hai tên người Hoa:

- Riêng về quy thuật thiên triều. Chốn ta chỉ là chỗ man di, há lại có giá định để thiên triều để tâm. Những trợ giúp của quý quốc, ta sẽ dùng gỗ quý, thú hiếm để trả lại. Chỉ có vậy mà thôi.

Tên Tử Hòa có chút không hài lòng. Bản thân gã Hứa Ngưu cũng không vui nhưng giả vờ cho qua chuyện. Chỉ cần có thể quậy Tây Sơn loạn lên là được. Chúng không tin nàng thắng nổi Quang Toản nhưng để hắn sa lầy vào chỗ này cũng không phải ý kiến tệ. Đó cũng góp phần làm suy yếu Đại Việt để nhà Thanh dễ dàng kiểm soát.