Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 43: Về lại Trung Đô.



Sau một tháng ở lại Tây Bắc, Cảnh Thịnh cùng các tướng trở lại Trung Đô. Mị Nương không về do nàng không muốn xa quê hương, chỉ có Ái Nhi là cùng hắn về. Việc đầu tiên hắn làm chính là cho thiết triều. Dựa vào cơ chế mới thì không cần ngày nào cũng làm nhưng như cũng phải có làm vì có một số việc chỉ hắn làm được.

Trong buổi thiết triều Ngô Thì Nhậm tiến lên tâu:

- Khởi bẩm hoàng thượng hiện tại Ty nông ngư nghiệp đã hướng dân trồng ba, bốn vụ quanh năm với các giống rau mới. Năm nay được mùa lớn, nhưng vẫn còn nhiều nạn dân do chiến tranh mất ruộng đất nên còn nhiều người phải bỏ xứ đi làm thuê, làm mướn hoặc ăn xin. Kính mong hoàng thượng xem xét.

Trước tình hình này, Cảnh Thịnh nói:

- Qua sáu tháng đi thị sát dân tình ta thấy nhiều quan lại tham nhũng, không chịu lo cho dân. Ta đưa bản danh sách các quan Bộ Hình theo đó để luận tội. Nay ta cho ban chiếu lệnh cho các quan vùng Thái Bình, Ninh Bình mở đồn điền khai hoang vùng đất Tiền Hải – Thái Bình, Kim Sơn – Ninh Bình chiêu mộ những người dân mất đất ở các nơi kết hợp với binh lính triều đình theo chính sách doanh điền. Ngoài ra Ty nông ngư nghiệp phải hỗ trợ ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nông dân đóng thuyền lớn đánh bắt xa bờ tận hải đảo xa như Hoàng Sa,… ý ta là Vạn Lý Trường Sa. Triều đình cho vay vốn trả góp dần…

Sau Ngô Thì Nhậm, La sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thân hình gầy hơn nhiều so với sáu tháng trước giọng lên húng hắng ho tiến tâu :

- Giáo trình của hoàng thượng thần đã cho triển khai, nhưng phần Đạo Khổng Mạnh, Văn thơ không thể thiếu. Nếu đưa giáo trình của hoàng thượng vào thì sợ không có thời gian để giảng nhiều cho học sinh và đạo Khổng Mạnh và Văn Thơ.

“Kiếp trước bắt mình học thơ văn còn ngán gần chết, thêm đạo Khổng Mạnh nữa học sinh không chán mới là lạ”.

Quang Toản nghĩ thầm. Sau đó, hắn liền nói

- Việc nước đang cấp bách ta cần đào tạo nhiều người giỏi để giúp nước, chứ làm thơ không cứu được muôn dân. Người giảm bớt giờ học văn thơ đi, người nào chỉ thích học đạo Khổng, Mạnh và văn thơ ngươi cho học lớp riêng ta sẽ có việc cho những người này. Nhân đây ta thấy dạo này ngươi gầy đi nhiều chắc lo bận công việc nên phân bớt việc cho Bộ Lễ, ta có ít sâm Cao ly do thương nhân biếu tặng cho người để bồi bổ sức khoẻ. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, ta muốn ngươi giúp ta đào tạo tốt những hiền tài của đất nước.

La Sơn phu tử tạ ơn lui xuống. Sau đó Quang Toản cho ban chiếu cho mở lại các cuộc thi Hương, Hội, Đình để tuyển chọn nhân tài. Các xã, huyện đều có học xã những thầy đồ qua thi sát hạch sẽ được giảng dạy và triều đình trả lương bổng để dạy miễn phí cho trẻ em. Ưu tiên sử dụng kiểu chứ mới. Ai thích học chữ Hán Nôm thì dạy. Ở những nơi thành thị đều có mở các trường dạy nghề mộc, đóng tàu, cơ khí, luyện kim… Tại các huyện đều có nhà thuốc, các lang y làm ở đây cũng được nhà nước trả lương để hỗ trợ dân nghèo…

Ban chiếu xóa tội cho Vũ Văn Nhậm, phong cho con trai Vũ Thành Công chức Đô đốc chỉ huy một Doanh súng trường.

Sau buổi chầu, Quang Toản gọi Ngô Thị Nhậm lại hỏi về Nguyễn Du.

- Khởi tấu bệ hạ, sau khi Nguyễn Du mang ngọc bội đến gặp thần, lại được mật thư của người. Thần đã cho Nguyễn Du làm Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm) bên bộ Lễ, tước Du Đức phụ trách việc coi thi.

- Tốt nếu không có gì thì trấm về vấn an Hoàng thái hậu và thăm hoàng hậu. - Hắn nói. – Mà giáo sư người nước ngoài khanh đối xử tốt với họ chứ.

- Khởi tấu, thần đã mời một số giáo sư người Anh và Pháp, vốn là cha xứ đến giảng dạy ở Quốc Tử Giám, điều chỉnh giờ học Kinh Thi, đạo Khổng giảm đi mà thay vào đó học thêm toán học, hóa học,vật lý … Những học sinh giỏi được chuẩn gửi đi sang Anh học tập về quân sự, đóng tàu, luyện kim… Sau khi thuyền buôn Anh quốc tới sẽ chính thức du học. – Ngô Thì Nhậm lên tiếng. – Đúng rồi. Có người muốn mở khoa về thần học gì đó. Không biết ý người thế nào.

- Khanh trả lời sao?

- Thần bảo không có ý chỉ của hoàng thượng thì không mở được.

Nhậm lên tiếng.

- Tốt. Trẫm có lời khen. Khanh bảo họ muốn dạy kinh thánh thì có thể dạy ở nhà thờ. Trẫm sẽ nâng cấp chỗ đó để nó tốt hơn.

Toản lên tiếng. Hắn không muốn người Đại Việt vừa mới thoạt khỏi Nho giáo lại dính vào Thiên Chúa giáo. Dù kỹ thuật phương Tây cần phải học nhưng hắn không muốn Đại Việt thành quốc gia thiên chúa.

Sau đó, tên này đến thăm hoàng hậu và thái hậu. Mọi việc cũng không có gì. Ngọc Bình tuy không vui vì hắn lại có thêm hai nữ nhân nhưng cũng chỉ giấu trong lòng.

Tên Toản sau đó quay về ngư thư phòng để đọc báo cáo mà Nội Các đã gửi. Đa số là tóm gọn những gì diễn ra suốt mấy tháng qua. Bên cạnh đó, hắn còn tiến hành đưa ra các đề xuất.

Phía triều đình mời thợ giỏi các làng nghề gốm sứ như Chu Đậu ( Hải Dương), Bát Tràng ( Thăng Long)… về kinh thành, qua hội nghị học hỏi và bàn bạc các kiểu mẫu mới, men gốm mà Cảnh Thịnh nhớ trong kiếp trước khi đi Bát Tràng chụp ảnh để đa dạng mẫu mã hàng hóa nhằm cạnh tranh với gốm sứ của nhà Thanh và Nhật Bản.

Sau cuộc chiến với Nữ Vương người Thái, Cảnh Thịnh thấy kiểu súng trường kiểu mới còn khuyết điểm rất lớn là lúc cận chiến, nhiều lính bí quá liền cầm ngược súng biến thành chùy để đập đối phương, Sau cuộc chiến, khẩu súng hư hỏng nặng. Trước tình hình đó, Quang Toản vẽ kiểu lưỡi lê bốn cạnh để lắp vào súng, dùng lúc giáp la cà giao cho bên Ty quân giới thuộc Bộ Binh sản xuất. Theo gợi ý của Cảnh Thịnh, chưởng cơ Xuân Quang ( mới được thăng chức) và Tá nghiên cứu phương án cận chiến bằng lưỡi lê để huấn luyện cho Doanh súng trường.

Giữ lời hứa với Mị Nương, Thịnh cho quân chuyển ba nghìn khẩu súng điểu thương đây là kiểu súng cũ của Tây Sơn đang loại dần, nhưng với các dân tộc thiểu số thì đây là vũ khí có ưu thế lớn trên chiến trường.

- Khởi tấu bệ hạ. Có Đông Các đại học sĩ Nguyễn Du tới gặp

Một viên thái giám lên tiếng.

- Cho truyền.

Hắn nói.

Sau đó, khi biết Quang Toản là vua, tên này sợ hãi vô cùng.

- Lúc trước thần không biết là Hoàng thượng, lúc trước có điều gì không phải mong Hoàng thượng tha tội.

Cảnh Thịnh đỡ Nguyễn Du dậy và nói

- Huynh không có tội gì cả, hôm nay đệ mời huynh đến đây nói chuyện đàm đạo theo tình nghĩa huynh đệ cho sảng khoái, đừng quan tâm đến đạo vua tôi.

Cảnh Thịnh sau đó hỏi han về công việc và đàm đạo về thế sự văn chương, sau vài tuần rượu tự nhiên Nguyễn Du ngắm xung quanh thất thần như kẻ thất tình. Đoán Nguyễn Du đang nhớ một người Thịnh thử thăm dò.

- Phải chăng Huynh nhớ người con gái xứ Bắc.

Nguyễn Du giật mình nhìn Quang Toản và nói.

- Sao đệ biết, người con gái này ta quen cũng lâu rồi khi còn ở ngoài Thăng Long. Nàng rất thông minh và giỏi thơ ca, lúc đó gia cảnh ta nghèo khó lại chưa có công danh, đúng lúc gia môn có việc nên đành ly biệt. Vài năm sau có tin nàng đi làm vợ lẽ người ta, ta cũng buồn nhưng bất lực. Gần đây nhận được tin chồng nàng mất nàng đang ở goá ta cũng muốn tìm đến nàng nhưng đang ngại hoàn cảnh hai người quá chênh lệch nên chưa biết làm sao.

Cảnh Thịnh nghĩ giai thoại dân gian có nhắc đến mối tình của Nguyễn Du và bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương chẳng lẽ là có thật. Hắn liền đọc đoạn thơ

“Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Nguyễn Du giật mình, quay lại nhìn chăm chăm vào Cảnh Thịnh nói.

- Tứ thơ vừa rồi của đệ ta cũng mới nghĩ ra vài hôm nay chưa nói với ai mà sao đệ cũng biết, phải chăng chúng ta là tri kỷ tâm ý tương thông.

Quang Toản nghĩ sử gia nhận xét “ Nguyễn Du con người có tài văn thơ, nhưng tính cao ngạo gặp vua hay giả vờ nhút nhát ít nói” chắc là sống nội tâm. Gặp được mình giúp Nguyễn Du giãi bày được tấm lòng không biết còn cảm hứng viết được những bài hay như truyện Kiều nữa không. Ông ấy mà không sáng tác truyện Kiều nữa thì mình thành tội nhân thiên cổ không khéo bị chửi là hôn quân vô đạo. Do đó, hắn nói.

- Đệ cũng vô tình nghĩ ra thôi, việc của mình quan trọng là trong lòng mình còn thực sự vẫn yêu người con gái đó không, việc khác không quan trọng bằng. Nếu huynh thực sự muốn lấy người con gái đó đệ sẽ giúp huynh. Huynh mà cố chấp sau này sẽ ân hận suốt đời

Sau đó Cảnh Thịnh đọc tiếp một đoạn trong truyện Kiều

“Xưa nay trong đạo đàn bà,

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,

Có khi biến có khi thường,

Có quyền nào phải một đường chấp kinh .”

Nguyễn Du nắm tay Thịnh đầy cảm kích.

- Cám ơn đệ đã vén mây mù trong lòng ta, sau này huynh sẽ báo đáp ơn này của đệ.

Sau đó hai người nói chuyện vui vẻ. Quang Toản hứa cho người đón Hồ Xuân Hương vào cung để dạy cho cung nữ, công chúa, quận chúa.. tạo điều kiện cho hai người có dịp gần nhau. Vài ngày sau Cảnh Thịnh cho ban chiếu mời Hồ Xuân Hương vào Trung Đô và cho người đón Trịnh Ái Nhi vào cung. Nàng cũng không ngờ Quang Toản thật sự đón nàng vào trong cung.

Sau đó, khi Nguyễn Du đi khỏi, Quang Toản lại tiếp tục đọc báo cáo. Toàn bộ là tin tốt. Hắn cũng đề ra một số chính sách.

Đội thương thuyền Đại Việt ra nước ngoài buôn bán cũng đã phát triển. Nói chung thì cũng chỉ là tới các tỉnh ven biển nhà Thanh, Nhật Bản, Triều Tiên, Xiêm La, Miến Điện hay các thuộc địa của phương Tây ở Đông Nam Á mà thôi nhưng cũng tốt hơn nhiều so với trước đây. Triều đình hỗ trợ cho vay một nửa số tiền để đóng tàu lớn trả dần trong nhiều năm… Các thương nhân người Hoa không nằm trong diện hổ trợ.

Thịnh cho Ty kho bạc mở ra hình thức bảo hiểm tàu bè, hàng hóa đầu tiên trên thế giới. Những tàu bè buôn bán mua bảo hiểm sẽ được đền bù khi tổn thất xảy ra, việc này hỗ trợ rất nhiều cho các thương thuyền Đại Việt. Cảng Hải Phòng hay tên cũ là Vân Đồn đang dần trở thành một trong những cảng sầm uất ở Châu Á.