Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 45: Công nghiệp hóa Đại Việt.



Nằm trên bờ biển Cửa Lò, dưới rặng phi lao nhìn bờ biển với bãi cát trắng làn nước trong xanh có các phi tần đang nô đùa. Họ đều đang mặc bikini theo yêu cầu của Quang Toản. Thời hiện đại thì họ chính là hot girl nổi tiếng nhưng vào thời đại này chỉ có mình hắn có quyền hưởng thụ vì hắn là chồng và là hoàng đế của các nàng. Nếu mà lúc này một ai đó mới xuyên từ hiện đại tới gặp hắn sẽ nghĩ ngay là mình éo xuyên gì vì nhìn tên này còn hiện đại, ăn chơi hơn cả người hiện đại. Chỉ thiếu mỗi cái điện thoại di động mà thôi.

Nói riêng về bikini thì đây là do hắn thiết kế. Quang Toản ra lệnh quan nội mở xưởng may tuyển các cung nữ vào làm việc để kịp cung cấp. Sau khi mẫu áo được sử dụng nhiều trong cung đình và vợ các quan đại thần, Quang Toản sai người tìm một số nhà buôn hợp tác kinh doanh với triều đình theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Thương hiệu áo lót ngực Vương Phi không chỉ nổi tiếng ở Đại Việt mà hàng hóa còn tràn sang Châu Âu, báo chí Anh còn gọi là “cuộc cách mạng về thời trang”. Tiền cho chuyến nghỉ ngơi này cũng từ đó mà ra. Cũng nhờ vậy mà hắn mới không bị ngôn quan chửi là hôn quân vô đạo.

- Người mệt không, bệ hạ?

Ái Nhi trong bộ đồ tắm lên tiếng. Nàng vừa nói vừa bóp chân cho hắn.

- Có các nàng sao trẫm mệt được.

Nằm hưởng thụ, hắn bắt đầu nhớ lại những gì mà mình đạt được từ khi tàu hơi nước đầu tiên được đóng. Đúng là hắn đã thu được khá nhiều thứ.

Cuối năm 1804, một năm sau từ Tây Bắc có tin báo Mị Nương sinh được một con gái đã được hai tháng Quang Toản vui mừng đặt tên là Yến Nhi. Thái Hậu nghe tin tự tay mua vải vóc để gửi lên cho cháu nội, lập tức các phi tần đứng đầu là Trịnh Ái Nhi hàng ngày bắt hoàng thượng ăn uống tẩm bổ, tranh nhau hầu hạ hoàng thượng nhưng mãi mấy tháng sau chưa mang thai.

Một lần đến thăm doanh trại nữ của Bùi Thị Xuân, nhìn các cô gái trẻ luyện tập võ nghệ , Quang Toản đề nghị Đô đốc cho lập một đội lính cứu thương gồm những cô gái trẻ để chuyên băng bó, chăm sóc cho thương binh Đô đốc Xuân lĩnh mệnh cho tiến hành tuyển chọn.

Năm 1806, sau năm năm từ ngày chuyển kinh đô về trung Đô quân Tây Sơn có tổng cộng tám vạn quân. Trong đó có ba vạn quân được trang bị súng trường 1874 kiểu mới có lắp lưỡi lê được chia làm hai doanh gọi là Súng trường Doanh.

Quân Tây Sơn từ thời Quang Trung được biên chế theo nguyên tắc “ngũ ngũ chế” thành một đội (60 - 100 người), năm đội thành một cơ (300 - 500 người), năm cơ (và một số đội) thành một đạo (gồm 1.500 - 2.500 người), năm đạo ( và một số cơ) thành một doanh (gồm khoảng mười năm nghìn người). Doanh và đạo là những đơn vị hỗn hợp có cả các thành phần bộ binh (như đơn vị bộ đội hợp thành của quân đội hiện đại).

Hắn cũng định chuyển sang đơn vị hiện đại nhưng nói chung cũng phải từ từ. Nếu chuyện đột ngột, quân lính chưa thích nghi kịp thì không ổn. Dù vậy, các chính ủy viên cũng đã được bố trí tới khắp các đơn vị. Họ có trách nhiệm tuyên truyền, động viên binh lính, đảm bảo lòng trung thành, báo cáo tình hình nhưng không có quyền xử phạt.

Những đơn vị quân được trang bị hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao và sức tấn công lớn, có khả năng chiến đấu hiệp đồng giữa các bộ phận và nhân lực tốt. Súng cối cũng đã chế tạo thành công nhưng do chất lượng thép chưa đạt yêu cầu lên nòng còn lớn và nặng lên việc di chuyển còn khó khăn, súng bắn được vài trăm phát là vỡ nòng, đạn vẫn phải chế tạo thủ công từng viên một nên số lượng sản xuất còn hạn chế trong quân đội có năm mươi khẩu loại 80 ly, súng 120 ly cũng đang cho xuất xưởng những khẩu đầu tiên nhưng còn rất nặng khó di chuyển cho nên chỉ những trận đánh lớn mới điều động. Về quân trang lính bộ binh đều được phát mũ sắt, bi đông sắt, và ba lô và giầy da.

Kinh tế cũng đã có nhiều phát triển, ngành công nghiệp dệt thu hút được nhiều lao động, do công nghiệp hóa nên sản lượng lụa tơ tằm sản xuất rất lớn. Việc các gia đình khó khăn cũng có áo lụa mặc là điều mà Quang Toản thấy rất hài lòng.

Các mỏ được khai thác ngày càng nhiều, không chỉ ở Trung Đô mở sắt quặng ở Thái Nguyên, Apatit ở phủ Hưng Hóa (Lào Cai)… cũng đang được khai thác. Diện tích đất canh tác được mở rộng một năm trồng mấy vụ lúa và hoa màu, mấy năm liên tiếp được mùa lên kho thóc của triều đình cũng dồi dào.

Việc buôn bán với nước ngoài được mở rộng cảng Hải Phòng và Phố Hiến tàu bè tấp nập hàng hóa Việt Nam như dao cạo, hàng mỹ nghệ, lụa tơ tằm được các thương nhân nước ngoài tìm mua, hàng hóa nước ngoài như đồ thủy tinh, rượu vang… đổ vào Đại Việt cũng rất nhiều.

Du học sinh cử ra nước ngoài cũng lên đến hàng trăm người. Năm trước khi xem danh sách thi Hội Quang Toản để ý đến một người là Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cho người điều tra thân thế thì đúng là vị danh tướng trong lịch sử liền ban chỉ đặc cách cho sang Anh học khóa quân sự.

Khi những khóa du học sinh đầu tiên về nước Quang Toản cho mời vào triều mở tiệc thết đãi. Những du học sinh này rất mừng vì được triều đình quan tâm. Sau khi trao đổi, một số du học sinh đứng ra nhận làm tờ báo đầu tiên ở Đại Việt tên là Kinh Đô chuyên đưa tin về các chính sách của Triều Đình, các thông tin về kinh tế, tình hình trong nước… những học sinh chuyên học về văn chương, thi phú của La Sơn Phu tử được mời làm cộng tác viên …

Thỉnh thoảng rảnh rỗi Quang Toản đến nhà Nguyễn Du đối ẩm, lúc này Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du đã nên vợ chồng. Vợ chồng Nguyễn Du được bố trí giảng dạy ở Quốc Tử Giám và viết một số văn thơ cho báo Kinh đô. Tư tưởng phóng khoáng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương được Quang Toản cổ vũ dần dần cũng được dân chúng tiếp nhận…

Ngành công nghiệp phát triển, thợ cơ khí Đại Việt đã sản xuất được những động cơ hơi nước đầu tiên. Dựa vào động cơ hơi nước Quang Toản vẽ những mẫu cần trục, băng chuyền để tăng năng suất bốc xếp cho các cảng, và những mỏ khai thác. Tàu hơi nước cũng vì thế xuất hiện ngày càng nhiều, đã có một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên qua đặt hàng. Dù vậy, hắn chỉ chấp nhận cho đóng tàu buồm. Nói thuyền buôm nhưng đó cũng là loại tàu Định Quốc vốn là bí mật quốc gia. Ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng phát triển từ Quảng Ninh cho đến Trung Đô đâu cũng có các xưởng đóng tàu.

Luyện kim Đại Việt đã sản xuất được những mẻ thép chất lượng tương đương với Châu Âu.

- Bệ hạ đúng là kỳ tài, trước chế thuyền không cần gió. Sau chế xe không cần ngựa kéo.

Giọng của Ái Nhi lại vang lên, kéo hắn khỏi hồi tưởng. Cái nàng đang nói chính là xe không cần ngựa kéo.

Tàu hỏa đã chế tạo thành công, buổi khai trương Quang Toản cho lắp đoạn đường sắt dài mười cây số chạy từ Trung Đô ra biển Cửa Lò. Đoàn tàu có năm toa gồm các quan lại từ tam phẩm và hoàng tộc. Toàn bộ hoàng tộc được ngồi trong toa tầu thiết kế đặc biệt, ghế đệm bọc da.

- Khởi tấu hoàng thượng, có Ngô Thị Nhậm xin yết kiến! Thần đã nói người đang bận nhưng ngài ấy không chịu.

Đột nhiên, một viên thái giám đi vào.

- Được rồi. Ta cũng nghỉ hơi lâu rồi.

Sau đó, hắn cũng kết thúc chuyến đi chơi. Các phi tần cũng nhanh chóng thay đồ. Bây giờ dù sao cũng là thời phong kiến, các nàng cũng không thể cứ mặc như thế mãi. Ở thời hiện đại cũng không được chứ đừng nói lúc này.

Đi tới gặp, Ngô Thì Nhậm, lão cuối đầu nói:

- Xin bệ hạ cho dừng kế hoạch xây đường sắt quy mô lớn lại.

- Cái gì!? Khanh to gan thật!

Cảnh Thịnh quát.

- Bệ hạ. Tiền không đủ. Bộ Hộ kêu mãi không được nên mới cầu xin thần.

Ngô Thì Nhậm vừa quỳ vừa giải thích. Lão dĩ nhiên biết việc này có lợi tới mức nào. Tuy nhiên, kinh phí hoàn toàn không đủ. Tuy thu nhập quốc khố tăng rất nhiều nhưng chi cũng không ít vào các kế hoạch của hoàng đế. Nếu lỡ may mốt có chuyện cần tiền thì chống đỡ không nổi.

Thực tế, Quang Toản cho Bộ Công triển khai lắp đường sắt chạy từ Trung Đô vào Quảng Bình để phục vụ cho mưu đồ Nam Tiến. Tuy nhiên do vấn đề vật liệu xây dựng, địa hình phức tạp nên việc xây dựng cầu, đường phục vụ cho xây dựng tuyến đường sắt gặp nhiều khó khăn. Bên Bộ Công liên tục có bản tấu xin hỗ trợ thêm kinh phí, Bộ Hộ thì kêu ca việc tiêu tốn quá nhiều tiền vào đường sắt.

- Vậy thì dùng xi măng là được.

- Xi măng!?

Lão Nhậm đang chuẩn bị đánh thì nghe được cái từ lão chưa nghe bao giờ nên hỏi.

Có xi măng và bê tông việc xây dựng các công trình sẽ dễ dàng hơn. Kiếp trước có thằng bạn làm kỹ sư nhà máy xi măng, Quang Toản có giúp đánh vi tính bộ luận văn thạc sỹ lên có nhớ được ít nhiều. Về lý thuyết trên cơ sở nung một hỗn hợp ba phần đá vôi và một phần đất sét nguyên liệu này rất dễ kiếm ở vùng Ninh Bình. Sau ba tháng mày mò mẻ xi măng đầu tiên đã thành công.

Cảnh Thịnh cho xây lò xi măng ở đầu tiên cao đến ba mươi mét. Vì là tòa kiến trúc cao nhất trong các kiến trúc ở Trung Đô nên trong quá trình xây dựng nhiều người tò mò đến xem, Quang Toản cũng thường xuyên thị sát và đôn đốc xây dựng. Có một lần đang đi thị sát Ngô Thì Nhậm đứng bên cạnh lẩm bẩm

- Xây cao thế không cẩn thận sét đánh thì hỏng.

Quang Toản giật mình cho người làm gấp cột thu lôi để chống sét. Khi lò xi măng hoàn thành đi vào sản xuất rất nhiều người hiếu kỳ đến xem họ tò mò không hiểu thứ bột trắng trắng để làm gì mà phải xây cái bếp lò to như thế. Có xi măng tốc độ xây dựng đường sắt tăng lên rất nhiều.

Hắn liền sai Bộ Hộ cho triển khai xây dựng thêm nhà máy, cho các nhà buôn được thầu phân phối ở các tỉnh thành. Các nhà giầu có tiền tranh nhau mau xi măng để làm nhà cao tầng thành một cái mốt, thậm chí gã Smith cũng đến đề nghị mua mang về bán ở Anh, Pháp việc sản xuất xi măng cung không đủ cầu làm các quan bên Bộ hộ chạy bở hơi tai.