Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 46: Hải chiến biển Nhật Lệ (phần 1)



Sau năm năm khôi phục lại thủy quân, tháng 6 năm 1806 đến mùa gió Nồm, Nguyễn Ánh lại cho hạm đội tiến ra Bắc. Đề tỏ sự trung thành với Nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Kiên, là tướng cũ chỉ huy thủy quân Tây Sơn ở biển Nhật Lệ đã đầu hàng nhà Nguyễn, xin lĩnh ấn chỉ huy. Dĩ nhiên, hắn hoàn toàn không biết triều Tây Sơn trong mấy năm qua đã thay đổi như thế nào, không còn là triều đại suy thoái như trước.

Được tin báo, Cảnh Thịnh liền phong cho Võ Văn Dũng chỉ huy hạm đội Tây Sơn chặn đánh hạm đội chiến thuyền của nhà Nguyễn trên cửa biển Nhật Lệ, còn mình dẫn hậu quân hỗ trợ.

Lúc này phía hạm đội quân Tây Sơn có hai mươi tàu hơi nước bọc đồng trang bị pháo bốn pháo cỡ nòng lớn hai trăm ly, trên tàu còn đặt thêm bốn khẩu cối 80 ly một trăm pháo thuyền cỡ lớn ba cột buồm, hai tầng trang bị mười hai pháo mỗi bên mạn do Võ Văn Dũng chỉ huy. Đây có thể xem là lực lượng sở hữu số tàu hơi nước lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

Bên hạm đội nhà Nguyễn gồm bốn mươi chiếc được thiết kế theo kiểu chiến thuyền của châu Âu, trang bị mỗi thuyền ba sáu pháo. Có một trăm pháo thuyền trang bị từ mười sáu đến hai hai pháo và một trăm năm mươi đại chiến thuyền với năm mươi đến bảy mươi mái chèo được trang bị pháo và cự thạch pháo.

Với lực lượng thủy quân đông đảo hơn Nguyễn Văn Kiên cho quân bao vây nhằm tiêu diệt toàn bộ thủy quân Tây Sơn. Chuyện Quang Toản chế tàu hơi nước thì cả Đại Việt đều biết nhưng tên Kiên này vốn đã bỏ Tây Sơn một thời gian. Hắn không nghĩ món đồ chơi mà Cảnh Thịnh mua của người Tây Dương có thể làm được trò gì. Có lẽ cũng vì nhận thức hạn hẹp mà lịch sử không có ghi chép về con người này.

Qua thiên lý nhãn, Võ Văn Dũng cũng đã xác định cái mình cần làm.

- Cho lệnh cho thủy quân bài trận!

Lão lên tiếng.

Các chiến hạm của quân Tây Sơn đã vào trạng thái bẻ lái, đang dần dần xếp thành đội hình hàng ngang mạn thuyền đối diện kẻ địch, lấy mười chiếc tàu hơi nước làm trung tâm, dùng tốc độ nhanh nhất xếp đội hình, còn chiếc Soái kỳ ở vị trí chính giữa, đã chuẩn bị xong xuôi dưới sự chỉ huy của Võ Văn Dũng, phát ra cờ hiệu có thể xạ kích.

- Báo cáo. Mọi thứ đã xong. Hết.

Một sĩ quan lên tiếng. Nếu người hiện đại sẽ khá ngạc nhiên khi cách nói chuyện của quân Tây Sơn lúc này đã không khác gì quân đội thời hiện đại. Đa số sĩ quan chỉ chào kiểu quân đội hiện đại chứ không quỳ hành lễ. Trừ khi đích thân gặp Quang Toản thì bọn họ mới làm theo kiểu phong kiến. Lúc đầu thì nhiều người không quen nhưng sau này thì thấy nó tiện dụng hơn hẳn. Chiến tranh thì cần nhanh gọn. Tuy tên Toản có ý định từ từ thay đổi như các tướng lính, vốn sẽ sàn làm mọi thứ để chiến thắng đã thay đổi trước cả hắn làm gã xuyên không cũng phải ngạc nhiên.

Nghe báo cáo, Võ Văn Dũng lạnh lùng nói:

- Bảo các pháo thuyền tự mình nắm chắc thời gian và góc độ xạ kích, làm thịt chiến thuyền của kẻ địch! Các chiến thuyền khác, đợi giây phút địch triển khai, tiến hành đồng thời phát xạ lượt đầu, cự ly xạ kích một nghìn.

Cờ hiệu hạ lệnh dùng kỳ ngữ nói cho các chiến thuyền có thể tự do xạ kích, đánh loạn đội hình của địch. Đồng thời, là trung tâm của hạm đội, Dũng cũng phải tử thủ vị trí của mình, thu hút hỏa lực của địch. Võ Văn Dũng kiêu dũng vô cùng, mỗi lần chiến đấu đều là tranh vị trí chính giữa của đội ngũ hạm đội, gánh chịu hỏa pháo của hạm đội địch.

Trong hải chiến của thời đại chiến đấu tàu bằng gỗ dùng buồm, chiếm lấy vị trí phía trên nét ngang của hình chữ T là cực kỳ quan trọng, bởi vì vậy có nghĩa là mấy trăm khẩu thậm chí trên nghìn khẩu đại pháo của mấy chục pháo thuyền đều có thể tập trung xạ kích đội hình hàng ngang đánh thẳng tới của kẻ địch, có thể đề cao cực lớn tỉ lệ bắn trúng, cấp cho đối phương sát thương nghiêm trọng. Nhưng ở trong vị trí nét ngang này, hai ba chiếc pháo thuyền gần vị trí trung tâm nhất tiếp nhận tập trung oanh kích của pháo thủ thuyền đội địch, mức độ nguy hiểm cũng tăng bội phần, chỉ có chỉ huy dũng cảm nhất mới có thể sừng sững bất động. May thay, nhà Tây Sơn đã có một như vậy.

“Đùng! Đùng! Đùng!”

Cơ hồ gần như cùng lúc với cờ tín hiệu của Soái hạm phát ra mệnh lệnh, Võ Văn Dũng đã hạ lệnh khai pháo. Đạn pháo mang theo tiếng rít nho nhỏ xẹt qua bầu trời xanh thẳm rơi ở phía trước hạm đội Nhà Nguyễn đang thẳng tiến tới, cuốn lên cột nước cao vọt, cột nước rơi xuống trên mũi thuyền của pháo thuyền kẻ địch, nhưng do không đánh trúng trực tiếp, hạm đội địch tựa hồ không phát giác được nguy hiểm, vẫn đâm thẳng tới.

- Thay đổi cự ly, tám trăm bảy mươi mét, khai pháo.

Võ Văn Dũng hung dữ quát lên, đá một cước vào mông pháo thủ bắn trượt, làm người pháo thủ đáng thương đó vội vội vàng vàng cho đạn pháo vào trong nòng, chờ lấy công chuộc tội.

Thực tế, cũng không thể trách hắn. Tuy nói pháo của Quang Toản là loại cải tiến nhưng đây là thủy chiến, không phải bộ chiến, nơi mặt đất bằng phẳng. Trong điều kiện sóng biển nhấp nhô, lại không có các phương tiện chuẩn xác hỗ trợ, cự ly và độ chính xác của pháo giảm rất nhiều. Đa phần các chiến hạm phải dùng số lượng lớn để bù đắp. Dù biết như vậy, nhưng đây là đánh trận. Ta không chết thì ngươi chết. Lão Dũng không cho phép bất kỳ sai lầm nào diễn ra.

Trên tàu hơi nước, bốn khẩu pháo súng cối 80 ly dựa theo trình tự khai hỏa, tiếng pháo đùng đoàng tức thì liên tục vang vọng cả cửa biển Nhật Lệ. Đạn pháo liên tiếp rơi xuống cự ly tám trăm bảy mươi mét, đột nhiên, một ánh lửa mãnh liệt chiếu rọi cả biển Nhật Lệ thậm chí còn mãnh liệt hơn cả ánh mặt trời giữa trưa. Theo sau đó là tiếng nổ càng mãnh liêt hơn nối liền không dứt. Một quả cầu lửa cực lớn bao trùm phía trước hạm đội nhà Nguyễn, làm cho biển Nhật Lệ cuộn sóng dữ dội.

- Đúng là mình chưa từng sở hữu những khẩu pháo nào khủng khiếp như thế này!

Võ Văn Dũng từ trong kính viễn vọng nhìn thấy, lượt pháo đầu tiên của pháo thuyền đánh trúng chiến thuyền giám sát của hạm đội Nhà Nguyễn. Chiếc chiến đấu hạm cỡ lớn trọng tại ít nhất hai trăm tấn kia, dưới đạn pháo của súng cối 80 ly tựa hồ trở thành bùn đất, trong chớp mắt liền bị bắn cho tan nát, cột buồm gẫy thành từng mảnh vụn, từ trên không từ từ rơi xuống. Đạn pháo dẫn nổ đạn dược trên pháo thuyền kia, làm cho sức nổ càng thêm kịch liệt, đem cả chiếc pháo thuyền trong chớp mắt liền bị một quả cầu lửa bao trùm, cuối cùng hình thành một vụ nổ mãnh liệt. Cả pháo thuyền tức thì biến thành hư ảo. Trên mặt biển chi có đám thủy thủ đại nạn không chết đang vùng vẫy và những xác chết trôi nổi bập bềnh

Chốc lát sau, thủy quân khổng lồ của nhà Nguyễn bắt đầu chậm rãi biển đổi đổi hình, triển khai một hình rẻ quạt cực lớn hướng Thủy Quân Tây Sơn bao vây lại. Dần dần triển khai chiến đấu hạm số lượng đông đảo, giống như một đám mây đen nghìn nghịt muốn đem hạm đội Tây Sơn bóp nát.

Thấy quân địch tính lấy thịt đè người, Võ Văn Dũng gầm lên:

- Khai pháo cho ta! Bắn thật mạnh vào! Trả thù cho trận Thị Nại!!!

Trong lịch sử, trận chiến Thị Nại chính là trận ác chiến khủng khiếp nhất và cũng là trận chiến thủy chiến quy mô cuối cùng của nhà Tây Sơn.

Lúc đầu, các chiến hạm của Nguyễn Ánh, kể cả chiến hạm được Pháp cung cấp đều bị nghiền nát trước hỏa lực cực mạnh của nhà Tây Sơn. Sau, Nguyễn Ánh dùng mưu, cho một nghìn hai trăm lính đổ bộ thành công, vô hiệu hóa một ngàn tám trăm hai mươi bảy khẩu đại pháo đặt trên cảng Thị Nại. Lại nữa, Nguyễn Ánh bắt được một chiến hạm của nhà Tây Sơn, bắt được mật lệnh cùng các loại hiệu lệnh khác. Từ đó, Nguyễn Ánh cho nhiều chiến hạm nhỏ giả làm chiến hạm Tây Sơn, len vào hàng ngũ, dùng kế hỏa công đốt sạch chiến hạm của địch. Cả ba chiếc Định Quốc bị hủy. Nhà Tây Sơn đại bại.

Dù vậy, không một người lính Tây Sơn nào đầu hàng. Họ đều chiến đấu tới cùng với quân đội của Nguyễn Phúc Ánh. Đó chính là nổi nhục mà quân đội của Quang Trung hoàng đế xây dựng quyết rửa cho bằng được. Và họ đã có cơ hội.

Hiện tại, tất cả chiến hạm của thủy quân Tây Sơn đều tự tuyển chọn mục tiêu, khai pháo kích mãnh liệt. Mặc dù do vấn đề thân thuyền, cùng một chiếc thuyền bốn khẩu đại pháo không thể phát xạ cùng lúc, nhưng dưới tình hình hơn mười chiếc chiến thuyền hơi nước đồng thời xạ kích, tiếng pháo nghe qua vẫn rất giống từng loạt phát xạ đồng thời, những tiếng nổ lớn đem biển Nhật Lệ triệt để biến thành trung tâm của bão táp.