Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 47: Hải chiến biển Nhật Lệ (phần 2)



Trên mặt biển ngoài tám trăm mét, vô số đạn pháo rơi xuống, như mưa rơi trên mặt biển, cuốn lên vô số cột nước. Các pháo thuyền nhà Nguyễn vừa vặn ở vào cự ly đó. Chúng quá lớn nên trở thành mục tiêu dễ dàng.

Thỉnh thoảng có pháo thuyền bị bắn trúng, hoặc là bắn trúng mạn thuyền, hoặc là bắn trúng boong thuyền, nhưng bất kể là bắt trúng nơi đâu, cũng lập tức mang theo tiếng nổ đinh tai nhức óc. Tất cả đồ vật và ván thuyền đều bị bắn tung tóe, cột buồm cao vút cũng bị bắn đứt thành mấy đoạn, từ lưng chừng không đổ xuống, cắm sâu vào trong nước biển.

Có pháo thuyền bị bắn trúng ngay chỗ yếu, gây nên vụ nổ cực lớn mang tính hủy diệt. Một ánh lửa mãnh liệt bùng lên trên mặt biển, chốc lát sau liền chỉ còn lưu lại những thi thể bốc cháy. Còn có những kẻ may mắn sống sót đang ra sức vùng vẫy. Dù vậy, nó chỉ là sự bám víu tuyệt vọng bởi chúng sớm muộn gì cũng kiệt sức mà chết đuối thôi.

Ở cự ly tám trăm mét, pháo của thủy quân Tây Sơn chiếm cứ ưu thế tuyệt đối, pháo của thủy quân nhà Nguyễn căn bản không có khả năng đánh trả. Nó tối đa chỉ có thể bắn được bốn trăm mét. Đạn súng cối 80 ly rơi xuống như mưa rất nhanh liền đem đội pháo thuyền của kẻ địch bắn nát toàn bộ.

Tuy nhiên, thủy quân nhà Nguyễn cũng rất nhanh đáp trả lại. Bọn chúng dù sao cũng từng tham chiến ở trận Thị Nại. Hỏa lực kinh hoàng này với đám người kia cũng chỉ như một chiếc Định Quốc khác àm thôi. Các pháo thuyền còn sót lại kẽo dãn khoảng cách với nhau, giảm bớt tỉ lệ bắt trúng của quân Tây sơn. Dưới loại tình huống này, đồng thời phát xạ đã không cần thiết nữa.

Võ Văn Dũng đương nhiên cũng nhìn ra, bình tĩnh hạ lệnh.

- Mệnh lệnh cho các pháo thuyền tự do xạ kích!

Sau khi ra mệnh lênh, viên tướng trầm ngâm suy nghĩ một lúc. Hiện tại, lão chả sợ gì cả. Lúc hay tin Phú Xuân bị chiếm, lão cùng với Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu dẫn quân ra Bắc. Quân lính người thì bỏ trốn, kẻ thì đầu hàng làm lão chán nản, nghĩ khí số nhà Tây Sơn đã tận.

Tuy nhiên, khi nghe tin Quang Toản đích thân chỉ huy đẩy lui quân ở Đèo Ngang, lão cảm thấy vương triều đã có hi vọng. Trong trận thành Trung Đô và vụ đốt cháy tàu Nguyễn Ánh sau đó, hình bóng Quang Trung đã lại xuất hiện trong vị thiếu niên trẻ kia. Khi những cải cách làm Đại Việt phát triển, Dũng biết nhà Tây Sơn sẽ quật khởi, giống như nước Tần thời Chiến Quốc ở Trung Hoa, từng bước thống nhất thiên hạ, trở thành một triều đại vượt qua các triều đại khác trong lịch sử.

Trong khi đó, các pháo thuyền của quân Tây Sơn rất nhanh chấp hành mệnh lệnh, các thuyền mình chiến đấu, lợi dụng ưu thế cường đại về tầm bắn của hỏa pháo, liên tục không ngớt oanh kích pháo thuyền nhà Nguyễn có ý độ tiếp cận. Trong tiếng pháo của pháo thuyền Tây Sơn, thỉnh thoảng lại có pháo thuyền nhà Nguyễn bị bắn trúng, sau khi phát nổ chậm rãi chìm xuống, trên mặt biển Nhật Lệ yên bình hình thành xoáy nước cực lớn.

Dù vậy, do có ưu thế về số lượng hùng hậu, pháo thuyền của thủy quân nhà Nguyễn vẫn từng bước ép đến. Càng đen đủi hơn nữa, khói súng lại trở thành phiền toái cho quân Tây sơn xạ kích cự ly xa. Tuy Quang Toản đã có thuốc súng không khói như nó cũng chỉ có thể áp dụng với số lượng nhỏ còn phần còn lại của quân đội vẫn dùng thuộc nổ đen cải tiến. Dù là loại cải tiến nhưng nó dĩ nhiên là vẫn có khói dày đặc, nhiết là khi bắn với số lượng khổng lồ như thế này. Khói thuốc súng đạn pháo dày đặc rất nhanh bao trùm lên biển Nhật Lệ. Khói mù màu trắng dần dần phất phơ giữa hai hạm đội, càng ngày càng đậm, biển Nhật Lệ không hề có gió. Khói mù lan ra không cách náo xua tan, làm cho tầm nhìn càng ngày càng thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xạ kích của quân Tây Sơn.

Nên nhớ là các chiến hạm tuy lớn nhưng khi đặt trên mặt biển bao la thì chả là gì. Nói một cách đơn giản, một căn nhà to đùng nhưng nếu đặc ở khoảng cách mấy cây số thì cũng chả ai thấy được. Đó còn chưa kể tới ảnh hưởng của mặt nước làm độ chính xác kém vô cùng. Cũng đừng có gã nào đề xuất chuyện bắn đại. Quân của Quang Toản không có nhiều đạn như vậy. Tất cả đạn pháo tân tiến của hắn đều có số lượng có hạn. Nếu bắn lung tung, không kể chuyện trúng quân mình, có khả năng làm đại quân hết đạn.

- Khốn nạn!

Một thuyền trưởng chửi thề. Tình hình của quân Tây Sơn lúc này có lúc giống trận Thị Nại khi Nguyễn Ánh cho thuyền trà trộn vào hàng ngũ thủy quân.

Pháo thuyền nhà Nguyễn được lợi từ sự giúp đỡ của khói mùi, tức tốc ép tới gần Thủy Quân Tây Sơn. Một khi tới gần, với ưu thế về số lượng, chiến cuộc sẽ mấy chốc được cân bằng trở lại.

……………………………….

Hiện tại, tướng của Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Kiên sắc mặt âm trầm đứng trên đài quan sát bên ngoài phòng chỉ huy, thông qua thiên lý nhãn rất dài quan sát tình thế chiến trường.

Thi thoảng, tên này cũng nghĩ về cuộc đời mình. Hắn vốn từng rất ngưỡng mộ vương triều Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh xâm lược, lật đổ chế đô Lê Trịnh. Tuy nhiên, khi Quang Trung qua đời, sự ngưỡng mộ của hắn cũng chết theo. Nhà Tây Sơn dẫn trở nên giống những kẻ thối nát mà họ từng muốn lật đổ. Cảnh Thịnh đã không thể khôi phục lại hào quang của vương triều. Trong khi đó, Nguyễn Ánh vốn nhiều lần thoát chết đã xây dựng một vùng Nam Hà trù phú thịnh vượng. Cũng từ đó, tên Kiên quyết định chọn người hắn cho là minh chủ.

“Các ngươi sắp chết trong tay ta rồi”

Hắn nghĩ thầm.

Thực tế, gã này không hề nhìn thấy cảnh tượng pháo thuyền của mình bị đánh chìm, bởi vì khoảng cách quá xa, mà thuyền nhỏ phụ trách đem tin tức tới qua lại trên biển chẳng phải là một chuyện dễ dàng. Khói súng ảnh hưởng tới hỏa pháo của quân Tây Sơn xạ kích, đồng thời cũng ảnh hưởng tới việc truyền đạt tin tức bằng cờ hiệu, chẳng nhìn thấy rõ được thứ gì. Cũng đừng có tên nào nghĩ tới việc dùng bồ câu đưa tin bởi nó khó mà thấy đường để bay trong điều kiện này. Mà cho dù có con bồ câu nào bay được thì cũng khôn đủ số lượng để có thể cung cấp đủ thông tin giữa một vùng biển rộng lớn.

Lúc này, Nguyễn Văn Kiên nhíu mày hỏi:

- Chúng ta đã hoàn thành bao vây chưa?

Viên phó tướng không hề biết tình hình ở tiền tuyến. Bất quá vẫn không hề do dự nói:

- Sắp hoàn thành rồi.

Có thể nhiều người sẽ khi hắn ngốc hay chủ quan, chưa biết rõ mà dám bẫm báo chủ tướng. Tuy nhiên, nên nhớ là quân nhà Nguyễn có ưu thế về số lượng, lại được trang bị chiến hạm kiểu Tây. Đa số người bình thường hoàn toàn không nghĩ tới quân Tây Sơn, vốn đã mất hoàn toàn các thủy sư có kinh nghiệm trong trận Thị Nại lại có thể gây tổn thất cho số lượng lớn chiến thuyền.

Hơn nữa, thông tin tình báo cho thấy Quang Toản gần đây bắt đầu ăn chơi trở lại khi chiến cuộc đã ổn định. Điều này làm nhiều người cho rằng cơ hội của Nguyễn Phúc Ánh đã đến.

Lẽ dĩ nhiên, đó là thông tin giả. Sau mấy vụ ám sát Toản bất thành, cơ sở nhà Nguyễn ở Bắc Hà đã bị đánh tan toàn bộ. Tất cả những tin tức được gửi về Gia Định đều do Cục Tình Báo của Quang Toản gửi cho Nguyễn Ánh. Việc này làm cho một bộ phận tướng nhà Nguyễn chủ quan, kinh địch.

Nghe tin từ thủ hạ, Nguyễn Văn Kiên siết chặt nắm tay, sắc mặt trở nên vô cùng âm lãnh, tựa hồ có khí tức tàn khốc lạnh lẽo nào đó bao trùm lên thân thể hắn, lạnh như băng nói:

- Rất tốt, chỉ cần tiến vào tầm bắn của hỏa pháo, đám giặc sẽ bị quét sạch toàn bộ! Nói với người bên dưới, không cho phép tiếp thụ kẻ địch đầu hàng, giết toàn bộ bọn chúng!

Kể ra thì trong hàng ngũ của Tây Sơn quân có thể từng có huynh đệ chung vai tác chiến với hắn. Dù vậy, tên này gần như không quan tâm. Hắn cần phải chứng minh lòng trung thành với Nguyễn Vương. Hơn nữa, ở thời đại này, nhất là ở phương Đông, việc tha hay giết chủ yếu là do chủ tướng.