Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 49: Hải chiến biển Nhật Lệ (phần 4)



Hiện tại, soái thuyền của quân Tây Sơn đang bị quân địch bao vây. Bọn chúng hiểu rõ mình không thể đối đầu lại nhưng con tàu kia, chỉ có cách duy nhất đã đánh bại soái hạm. Chỉ cần soái hạm không còn thì tự khắc quân địch sẽ không còn khả năng chiến đấu.

Hiểu rõ điều này, quân Tây Sơn cũng nả pháo điên cuồng. Họ quyết không để kẻ thù đạt được ý nguyện. Chỉ cần soái hạm còn vững, hạm đội sẽ vẫn đứng vững. Đám chiến hạm của đối phương căn bản không chịu hỏa lực của bọn họ. Dưới hỏa lực công kích, sớm muộn gì quân địch cũng sẽ bị đánh bại.

Chiếc pháo thuyền của nhà Nguyễn thứ hai lại bị súng cối 80 ly của soái hạm trực tiếp bắn trúng, đạn pháo xuyên qua mạn thuyền của nó, bắn vào bên trong thân thuyền, sau đó mới phát nổ. Kết quả cả chiếc pháo thuyền phát sinh vụ nổ lớn tráng lệ không gì bì kịp, chấn động không khí mãnh liệt đem một chiếc pháo thuyền ở bên cạnh nó bị lắc lư kịch liệt.

Tiếp theo đó, bốn phát đạn pháo vừa vặn rơi ở gần cột buồm chiếc pháo thuyền đó. Cột buồm vốn đã bị nghiêng nghiêm trọng tức thì bị bắn gẫy, mang theo cả cánh buồm cùng đổ xuống. Chiếc pháo thuyền đó tức thì mất đi sự cân bằng.

- Cứu ta! Ta không muốn chết!

Một tên lính Nguyễn nói.

Trong một mảng tiếng gào rú thảm thiết, cả chiếc pháo thuyền lật nhào, đổ ụp trên mặt biển, chỉ còn đáy thuyền lộ ra trên mặt nước.

Cũng vào lúc đó, đại pháo cỡ nòng mười sáu centimet của hai pháo thuyền khác của nhà Nguyễn đồng thời phát xạ bắn trúng bên sườn của Soái hạm. Trong một tiếng nổ mãnh liệt, tấm đồng dày cuối cùng cũng không chống đỡ được, từng tấm vỡ nát.

- Con mẹ nó!

Võ Văn Dũng cũng bị hất ngã trên sàn thuyền, trơ mắt nhìn thủ hạ điều khiển pháo bị đạn lõi đặc quét thẳng xuống biển.

Chiếc soái thuyền bị trúng đạn. Tuy nó không chìm và Võ Văn Dũng vẫn sống sót nhưng cũng đã không còn khả năng chiến đấu khi đạn dược đã sắp hết.

Không lâu sau, chiến hạm tàu hơi nước số hai đã ngoan cường chống đỡ hơn hai giờ cũng phát nổ chìm xuống.

- Các huynh đệ, chiến đấu tới cùng! Vì Tổ quốc Đại Việt anh hùng. Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!!! Quyết không để bè lũ bán nước của giặc Ánh đạt thành ý nguyện!

Thuyền trưởng của nó sớm đã tử trận hơn một tiếng trước đó, nhưng hơn ba mươi quan binh còn lại trên thuyền vẫn đấu chí ngùn ngụt, tiếp tục cùng kẻ địch triển khai kịch chiến sống mái. Nó bắn chìm ba chiếc chiến thuyền kiểu Âu, bắn bị thương hai chiếc, còn kháng cự hơn ba trăm thủy quân nhà Nguyễn chiến đấu ở mạn thuyền, cuối cùng toàn bộ hi sinh.

- Các ngươi cũng cùng ta xuống gặp Diêm Vương đi!

Ở giây phút cuối cùng khi người quan binh cuối cùng của quân Tây Sơn tắt thở, hắn làm nổ kho vũ khí đạn dược chiếc tàu hơi nước số hai, vụ nổ cực lớn gây ra sóng chấn đông hất đổ một chiếc chiến pháo thuyền nhà Nguyễn vốn đã thương tích chằng chịt, đem nó biến thành vật bồi táng cuối cùng, cùng nó chìm sâu xuống biển Nhật Lệ.

- Mọi chuyện đúng là không thể nào lường trước được.

Ánh mắt của Võ Văn Dũng có chút âm trầm. Đây là chiếc tàu hơi nước thứ hai bị tổn thất từ khi thủy quân Tây Sơn được hồ sinh tới nay. hắn không thể không thừa nhận, Nguyễn Văn Kiên mặc dù kiêu ngạo, chí cao tài mọn, nhưng không có gì phải nghi ngờ, quan binh nhà Nguyễn thủ hạ của hắn tố chất và ý chí chiến đấu còn không tệ, cho dù sau khi trả giá hi sinh cực lớn, bọn họ vẫn tiếp bước nhau chiến đấu.

Dù vậy, thủy quân Tây Sơn cũng biểu hiện ra dũng khí không biết sợ chết hơn cả bọn chúng. Đây chính là khí chất của đạo quân đã từng theo Quang Trung hoàng đế Nam chinh Bắc chiến.

- Phần còn lại phải nhờ người rồi, hoàng thượng.

Ở phía xa, đứng trên đài quan sát thấy Soài thuyền bị trúng đạn, Quang Toản có tâm trạng khá phức tạp. Hắn phải thừa nhận mình đã có hơi chủ quan. Bản chất tàu hơi nước vốn có tính cơ động hơn tàu buồn. Gã nên lợi dụng nó làm ưu thế để đánh vào thủy quân địch. Tuy nhiên, hắn lại quá tin vào sức mạnh kỹ thuật. Thậm chí, gã còn nghĩ là quân Nguyễn sau khi thấy một lượng lớn chiến hạm chìm sẽ vỡ trận mà quên mất rằng đây là đạo quân đã từng nhiều lần quyết chiến cùng Tây Sơn chứ không phải đám quân hỗn tạp thời Tự Đức trong lịch sử.

Ngoài ra, bản chất chiến hạm của hắn tuy tân tiến nhưng nó vẫn không thể so được với các tàu hơi nước do các cường quốc phương Tây chế ra trong lịch sử. Hơn nữa, thủy thủ cũng chưa có kinh nghiệm để chiến đấu với loại tàu chiến này. Những người có kinh nghiệm thủy chiến cũng đã bỏ mạng ở trận Thị Nại. Nếu không phải quân Tây Sơn liều chết cộng với ưu thế hỏa lực thì Quang Toản đã bỏ mạng dưới biển Nhật Lệ từ lâu rồi.

Dù vậy, chuyện đã diễn ra thì không thể vãn hồi. Cái hắn cần làm là không để những người lính phải hi sinh vô ích.

- Ta nhất định không để mọi người thất vọng.

Hắn sau đó cho phất cờ hiệu để hậu quân tiếp ứng. Đây là đoàn chiến thuyền từ Thăng Long ra hỗ trợ. Những chiếc thuyền nhanh chóng tiến tới áp sát những pháo thuyền của quân Nguyễn dưới sự chi viện hỏa lực từ pháo của quân Cảnh Thịnh. Quân địch sau khi đánh nhau với tàu hơi nước cũng đã không còn đủ đạn dược thuốc súng để bắn chặn.

- Tân công!

Thủy quân Tây Sơn buộc ba lựu đạn vào một chùm ném sang pháo thuyền nhà Nguyễn, dùng súng trường kiểu 1874 bắn sang thủy quân đứng trên mạn thuyền. Dĩ nhiên, quân địch cũng lấy súng hỏa mai ra bắn trả nhưng chênh lệch hỏa lực hai bên quá rõ. Hơn nữa, quân Nguyễn sau mấy tiếng bắn nhau thì đã xuống dốc tinh thần cực địch. Trong khi đó, đám quân từ Thăng Long thì vẫn đang vô cùng sung sức. Gần như chỉ có vài người trúng đạn từ súng hỏa mai rồi bỏ mạng.

- Chết đi!

Có tên lính lợi dụng sóng lúc lướt qua lỗ pháo ở mạn thuyền địch ném chùm lựu đạn vào. Lựu đạn nổ dẫn theo nổ dây chuyền của các thùng thuốc súng. Khi thuyền vừa lướt qua được năm mươi mét một tiếng nổ lớn chiếc pháo thuyền nổ tung mảnh vụn văng tứ phía.

- Con mẹ nó! Nhỏ tí xíu mà uy lực kinh quá.

Tên lính đứng gây người không tin vào mắt mình.

- Tỉnh lại đi!

Tên lính đứng cạnh phải tát cho một cái mới tỉnh lại.

Thủy quân nhà Nguyễn dùng số lượng đông đảo để liều mạng. Tuy nhiên, bọn chúng cũng đã tới cực hạng. Vốn số lượng chiến hạm bị tổn thất đã làm bọn chúng muốn bỏ chạy. Nay tiếp viện của quân Tây Sơn xuất hiện đã làm cho tinh thân của quân Nguyễn triệt để sụp đổ. Mà dù có muốn tử chiến thì thuốc súng đạn dược cũng đã không còn trong khi chiến thuyền nếu không chìm thì cũng bị hư hỏng nặng.

Đến cuổi giờ chiều, thủy quân Tây Sơn đã đánh bại thủy quân nhà Nguyễn tuy cũng bị tổn thất ba tàu hơi nước. Năm chiếc còn lại cũng bị hư hỏng nặng. Năm mươi pháo thuyền bị chìm. Đô đốc Võ Văn Dũng bị thương. Bên phía thủy quân nhà Nguyễn mất ba mươi chiến thuyền kiểu Âu, tám mươi pháo thuyền và một trăm đại chiến thuyền. Đây là tổn thất cực lớn giành cho bất kỳ lực lượng nào trên thế giới vào lúc này.

Bản thân Quang Toản sau đó nhanh chóng đi tới chỗ soái hạm nơi Võ Văn Dũng chỉ huy. Nhìn cả chiến hạm bị hư hỏng nặng, hắn cũng đoán được những gì đang diễn ra. Nếu đổi ngược lại, Toản cũng không dám chắc mình có thể cầm cự được lâu như vậy.

- Khanh vất vả nhiều rồi.

Quang Toản nói.

- Mọi chuyện nhờ hồng phúc của tiên đế và sự hi sinh của các tướng sĩ.

Dũng lên tiếng.

Sau đó, cả hai người nhìn khung cảnh ở ngoài kia. Lúc này, trời đã vào chiều. Mặt trời đang chuẩn bị lặn xuống. Giữa khung cảnh nên thơ này lại là vô số chiến thuyền đang chìm và các xác thủy thủ đang nổi lềnh bềnh. Cũng có một vài người may mắn sống sót đang cố gắng kêu cứu.

Tên Toản đã từng nghĩ nếu có ưu thế hỏa lực thì hi sinh sẽ ít hơn. Tuy nhiên, hắn quên mất là người xưa không ngốc. Bản thân quân của hắn cũng không phải có súng laze, phi thuyền mà có thể dễ dàng đồ sát kẻ thù. Ở thời đại của hắn, đã có khá nhiều câu chuyện về những đạo quân yếu kém về kỹ thuật đã đánh bại quân địch mạnh hơn.

Nhìn khung cảnh này, hắn bỗng nhớ tới bài Hát Mãi Khúc Quân hành ở thế giới cũ. Với sự hi sinh của binh lính, không có gì hợp hơn là bài hát này.

“Đời mình là một khúc quân hành

Đời mình là bài ca chiến sỹ

Ta ca vang, triền miên qua tháng ngày

Lượn bay trên núi đồi,

biên cương đến nơi đảo xa...”

Mãi mãi lòng chúng ta

Ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta

Vẫn hát khúc quân hành ca...

Dù rằng đời ta thích hoa hồng

Kẻ thù buộc ta ôm cây súng

Ta yêu sao làng quê non nước mình

Tình quê hương vút thành

thanh âm khúc quân hành ca...

Mãi mãi lòng chúng ta

Ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta

Vẫn hát khúc quân hành ca...”

Không hiểu sao, lão Võ Văn Dũng đang bị thương cũng hát. Không chỉ lão mà những binh lính còn sống trên soái hạm cũng đang hát. Tất cả đều đang cũng chung một nhịp, với mục tiêu thống nhất toàn bộ giang sơn Đại Việt.

Từ đó về sau, đây đã trở thành bài hát của người lính Đại Việt mỗi khi ra chiến trường. Nó mang đến nổi kinh hoàng cho bất kỳ lực lượng nào dám cả gan chống lại nhà Tây Sơn.