Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 5: Nguyễn Ánh và tướng lĩnh.



Cuối tháng tám, thủy quân Nguyễn Ánh đã theo gió nồm ra Bắc và bao vây phía biển Hà Tĩnh. Nếu đứng trên cao nhìn xuống thấy hàng trăm chiến thuyền nhà Nguyễn đậu san sát. Lá cờ Long Tinh Kỳ với vòng tròn đỏ, nền vàng, viền xanh da trời tung bay phất phới. Các loại tàu chiến cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Có loại thuyền màn của nhà Thanh nhưng cũng có loại ba cột buồm của phương Tây. Tuy hỗn loạn như vậy nhưng so với lực lượng hải quân chỉ còn vài chiếc thuyền đi sông của Tây Sơn thì đám này đúng là quái vật. Ấy vậy mà quân Tây Sơn đã đã từng có lực lượng hải quân hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á cho tới trước khi trận Thị Nại diễn ra.

Trong phòng chỉ huy của quân Nguyễn, một gã đàn ông trung niên đang ngồi trang nghiêm. Tuổi của hắn cũng chỉ gần bốn mươi nhưng đã có mấy cọng tóc bạc. Khuôn mặt thon gọn nhìn như của Nho sinh nhưng lại mang đậm sát khi cũng vẻ đen sạm của người hay đi nắng.

- Cũng đã mấy mươi năm rồi… - Nguyễn Ánh tự nói với mình. – Võ Tánh, ta tuyệt đối sẽ không phụ lòng ngươi.

Phải nói là lúc quyết định đánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Ánh cũng suy nghĩ rất nhiều. Tuy chính Võ Tánh đã yêu cầu hắn làm chuyện này nhưng trong suốt quá trình chiến đấu với nhà Tây Sơn, người bên cạnh hắn đã ra đi quá nhiều. Họ không chỉ là thủ hạ mà còn là bạn hữu, huynh đệ, người thân. Dù vậy, cuối cùng thì hắn vẫn chọn con đường thống nhất thiên hạ.

Nhớ ngày nào, Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một đứa nhóc mười bảy tuổi đội khăn tang mà ra trận. Ngay sau đó là những tháng ngày trốn khỏi sự truy lùng của quân Tây Sơn. Mấy năm trước, khi quân Tây Sơn ào ạc tràn vào, hắn tưởng mình lại phải bỏ trốn lần nữa. Tuy nhiên, ông trời đã mỉm cười khi Quang Trung, kẻ thù không đội trời chung với hắn lại đột ngột qua đời. Giờ đây, con đường thống nhất thiên hạ đã đến rất gần. Hắn sắp làm được điều mà họ Nguyễn suốt hơn hai trăm năm qua không làm được, nắm quyền cai trị toàn bộ Đại Việt.

Lúc này, một tên lính đi vào làm gián đoạn dòng hồi tưởng của Nguyễn Vương. Toàn thân hắn mặt hai màu đặc trưng là đỏ và cam.

- Khởi tấu chúa công..

- Có gì nói mau đi.

Nguyễn Ánh lên tiếng

- Phía quân ta được thám tử cấp báo vua Cảnh Thịnh đang đóng quân ở Đèo Ngang. Hiện tại là thời cơ tốt để tiến quân.

Gã kia nói.

- Tốt. Đúng là trời giúp ta! – Nguyễn Ánh lên tiếng – Mau gọi các tướng cùng họp bàn kế sách.

Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Quân đội của Nguyễn Phúc Ánh đã từng trải qua chiến trận nên hoạt động vô cùng hiệu quả. Các tướng lĩnh của hắn đều là những người từng liều mạng vì gã từ lần đầu chiếm lại Gia Định. Mới năm nào còn xem quân Tây Sơn như tử thần đòi mạng mà nay đã đánh cho bọn họ chạy không kịp. Tất cả đều mong chờ ngày có thể rửa được mối nhục với nhà Tây Sơn.

Đợi khi các tướng ngồi đầy đủ, Nguyễn Vương mới tuyên bố:

- Trời đang giúp ta, quân ta đánh đâu thắng đấy. Thằng Cảnh Thịnh giờ như gà trong rọ. Ngày mai tiến quân hai đường ai bắt được Cảnh Thịnh phong lên ba cấp thưởng nghìn lạng vàng.

Bản thân Nguyễn Ánh hiểu rõ trước tình hình này thì Quang Toản chỉ có hai giải pháp. Một là bỏ chạy về Trung Đô để quân lính chặn hậu. Hai là tử thủ. Nếu hắn để quân lính chặn hậu thì tinh thần quân Tây Sơn chính thức xuống dốc, vĩnh viễn không thể khôi phục. Còn nếu hắn tử thù thì Nguyễn Phúc Ánh cũng muốn xem năm nghìn quân Tây Sơn đang mất tinh thần đánh với ba vạn quân cùng mấy nghìn thủy quân kiểu gì.

Trong khi đó, mọi người đều đang xôn xao vì phần thưởng khủng khiếp. Nên nhớ một lượng bạc với dân đen vẫn là số tiền lớn. Quan quân thì cũng chỉ có mấy chục tới mấy trăm lượng là cùng. Do đó, nghìn lượng vạn chính là con số trong mơ. Hơn nữa, trong quá khứ quân nhà Nguyễn từng rơi vào cảnh vô cùng khó khăn gian khổ nên con số trên trời kia càng gây được sự chú ý.

Có tiền ắt có dũng phu. Lúc này, một vị tướng bức ra. Hắn có chòm râu dài trong giống quan công. Đôi mắt to giống như hổ báo. Làn da có hơi ngăm đen hòa vào bộ giáp đã thấm không biết bao nhiêu máu tươi của quân địch.

- Thần, tướng Nguyễn Văn Thành xung phong dẫn ba vạn quân tấn công phía Hà Tĩnh.

- Tốt! Ta cho người toàn quyền, làm tức mang quân tới lấy đầu Quang Toản. – Nguyễn Ánh lên tiếng. – Tuy nhiên, không biết ái khanh có kế hoạch gì?

Tuy nói quân Tây Sơn hiện tại như cá trong rọ nhưng chó đến đường cùng sẽ cắn người. Đây còn là một trong những đạo quân thiện chiến bật nhất Đại Việt, từng đánh tan mấy vạn quân Xiêm La, hai mươi chín vạn quân Thanh. Quang Toản tuy bất tài, ít nhất là theo thông tin từ trước tới giờ mà Nguyễn Ánh nhận được, nhưng các tướng Tây Sơn cũng không phải ăn chay. Do đó, nếu không có kế hoạch mà cứ xông lên thì chắc chắn sẽ chịu thiệt hại.

Phải nói là Nguyễn Ánh tuy nôn nóng nhưng cũng không phải vì ham muốn chiến thắng mà làm hỏng việc. Mười tám lần thoát chết đã dạy cho gã phải biết kiên nhẫn.

Trước câu hỏi của Nguyễn Vương, Nguyễn Văn Thành bình tĩnh trả lời:

- Thần sẽ cho con trai đem ba ngàn quân thăm do để đánh giá bố trí của quân địch. Chúa công cứ an tâm.

- Ấy, ta làm sao có thể đem mạng con trai tướng quân ra đùa giỡn.

- Mạng của vi thần là của chúa công thì con trai vi thần cũng vậy.

Nói vậy thôi chứ bản thân Nguyễn Văn Thanh cũng không cho rằng có nguy hiểm gì. Ba vạn đánh với tám ngàn thì có vấn đề gì, nhất là khi quân Nguyễn trang bị số lượng lớn hỏa khí Tây Dương.

Ít nhất là trong tình huống Quang Toản vẫn còn là một thằng ngốc như trong lịch sử.