Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 50: Cuộc chiến Lũy Thầy (Phần 1)



Sau chiến thắng của hải quân ở biển Nhật Lệ, ba tháng sau tuyến đường sắt Trung Đô – Quảng Bình cũng đã hoàn thành. Sau nhiều ngày cân nhắc Cảnh Thịnh quyết định Nam tiến, vì phần lớn các tướng sĩ quê đều ở miền Nam Trung Bộ. Ai cũng mong muốn sớm được trở về quê hương. Tuy lực lượng thủy quân bị thiệt hại sau trận hải chiến nhưng lực lượng bộ binh còn đang sung sức.

- Nếu chư vị khanh gia đã nói như vậy thì trẫm quyết định sẽ Nam Tiến, tấn công Lũy Thầy.

- Bệ hạ anh minh.

Các quan văn võ hưởng ứng. Nhiều võ tướng xung phong làm tướng tiên phong.

Bản thân các quan văn cũng ủng hộ. Dù sao thì với ưu thế hỏa lực, họ tin nhà Tây Sơn sẽ chắc thắng.

Tuy nói đánh nhưng cũng không thể mọc cánh bay tới đó ngay được. Đó còn chưa kể tới việc bên Ban tham mưu vừa mới được thành lập cũng phải chuẩn bị kế hoạch chu toàn. Sự tổn hại trong trận Nhật Lệ đã cho thấy nếu chỉ dựa vào ưu thế hỏa lực mà không có kế hoạch thì qua nguy hiểm.

Nói sơ về Lũy thầy, đó là hệ thống phòng thủ xây dựng từ năm 1630, được Nguyễn Ánh mới ra cố tu bổ lại gồm các Lũy : Lũy Trường Dục thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời hiện đại. Được khởi xây từ núi Thần Đinh (chùa Non) men dọc theo bờ sông Long Đại, qua các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền, chạy vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá rồi đến vùng động cát đầu phá Hạc Hải rộng sáu mét, dài mười cây số, một trượng.

Luỹ được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Hồi 囘 (nên còn được gọi là Lũy Hồi Văn), khung thành bao bọc với bên ngoài, trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho lương bố trí theo lối chữ dĩ 已 liên hoàn chặt chẽ với lũy ngoài.

Lũy Động Hải cao tầm sáu mét, dài hơn mười hai cây số, phía ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên năm tầng cấp, voi ngựa có thể đi được. Cứ cách hơn mười mét lại xây một pháo đài đặt súng thần công kiểu Châu Âu, cách một trượng (bốn mét) lại đặt một súng phóng đá.

Luỹ Trấn Ninh được chia làm 2 đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu, dọc theo nam sông Lệ Kỳ ra đến cầu Dài ở phía nam Đồng Hới. (Đoạn này còn gọi là lũy Đầu Mâu).Đoạn thứ hai tiếp nối với lũy Đầu Mâu, chạy từ cầu Dài, vòng sang phía Tây thành Đồng Hới, bọc lấy làng Đồng Phú, qua Hải Thành ra đến cửa sông Nhật Lệ. (Đoạn này còn được gọi là lũy Nhật Lệ)

Lũy Trường Sa dài 7 cây số chạy dọc ven biển, từ Sa Động (xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh)) đến Huân Cát (Bảo Ninh ở hữu ngạn sông Nhật Lệ ngày nay). Quân Nguyễn đang đồn trú ở hệ thống Lũy Thầy ba vạn quân năm nghìn . Trong đó có hai vạn quân được trang bị súng hỏa mai kiểu mới của Pháp. Theo tin tình báo Lũy Trấn Ninh có một vạn quân, Lũy Trường Sa một vạn quân và Lũy Trường Dục có một vạn năm nghìn quân do đích thân Lê Văn Thịnh chỉ huy.

Nếu dùng thủy quân kết hợp với bộ binh mãnh công Lũy Trấn Ninh phải vượt sông Nhật Lệ thì tổn thất rất lớn vì đây là con hào thiên nhiên rất rộng, thành lũy xây dựng chắc chắn. Đánh từ phía biển vướng phải Lũy Trường Sa.

Tuy quân Tây Sơn có ưu thế hỏa lực nhưng công nghệ chỉ hơn kẻ thù khoảng năm mươi tới sáu mươi năm thôi, hoàn toàn không có không quân và súng máy hạng nặng. Hơn nữa, một khi xông vào chiếm lũy thì đội hình có nguy cơ bị chia cắt. Bản thân Lũy Thầy không phải là một tòa thành duy nhất mà là tập hợp của vô số lớp phòng thủ khác nhau. Số đạn pháo mà bên quân giới sản xuất vẫn chưa đủ nhiều để tên Toản có thể phung phí quá mức. Dù sao thì công xuất của động cơ hơi nước cũng không cao như vậy. Đã có vô số tai nạn lao động diễn ra vì động cơ quá tải ở các nhà máy. Nếu không phải vì lương cao và ai bị nạn đều có bồi thường và quyền lực của vua quá lớn thì đã có bạo động rồi.

- Sao không dùng thủy quân vòng qua Lũy Trường Sa đổ bộ bờ biển sau đó đánh vào Lũy Trường Dục vì Lũy Trường Dục là nơi chính chứa quân lương, vũ khí của hệ thống Lũy Thầy. Mất Lũy Trường Dục hệ thống Lũy Thầy sẽ bị phá

Võ Văn Dũng lúc này đã hồi phục đề xuất ý kiến

- Không được. Làm vậy quá mạo hiểm. - Tướng Trần Quang Diệu lại phản đối. - Thời chúa Trịnh cũng đã dùng kế này một lần nhưng bị quân ở Lũy Trường Sa đánh sau lưng dồn quân Trịnh vào đầm lầy chết mấy vạn quân. Để đổ quân vòng qua lũy Trường Sa nhanh chóng và bí mật chỉ có thể đổ bộ được tối đa hai vạn quân và không thể chở theo vũ khí hạng nặng như súng thần công.

- Hỏa lực của quân Trịnh Nguyễn ngang nhau. Tuy nhiên, hỏa lực của quân ta hoàn toàn áp đảo. Chỉ cần cho hỏa lực bắn phá ở khoảng cách xa là được. Phía pháo binh đã được bố trí thước ngắm do bệ hạ chế ra. Chúng ta hoàn toàn có thể chi viện cho quân bờ biển đổ bộ.

- Nhưng mà….

- Đừng lo. Lần này, đích thân trẫm sẽ dẫn quân đổ bộ.

Quang Toản lên tiếng.

- Bệ hạ. Vạn lần không được!

Khi biết ý định Thịnh tự dẫn quân đổ bộ các tướng đều ngăn cản, Vì chỉ với hai vạn quân nằm trong vòng vây của ba vạn năm nghìn quân là rất nguy hiểm nhưng ý Cảnh Thịnh đã quyết. Hắn sau đó nói:

- Vì trẫm mà quân Tây Sơn thua trận ở Lũy Trấn Ninh, giờ tự tay trẫm sẽ giành lại.

Đây là ý của phần hồn Quang Toản thực sự. Đó cũng là những gì mà Nguyên Anh mong muốn. Hơn nữa, hắn cũng đã có kế hoạch.

Cứ như vậy, vào tuần sau, cuộc chiến ở Lũy Thầy chính thức bắt đầu.

Cảnh Thịnh cho thủy quân bắn phá Lũy Nhật Lệ. Bộ binh chuẩn bị bắc cầu phao như đang chuẩn bị tấn công để nghi binh còn đích thân Thịnh cùng các tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Vũ Thành Công dẫn 2 vạn quân thuộc doanh súng trường bí mật đi chiến thuyền vòng qua Lũy Trường Sa đổ bộ lên vùng bờ biển giáp tỉnh Quảng Trị.

- Tất cả nhanh chóng di chuyển!

- Rõ!

Sau khi đổ bộ lên bờ biển Trị Trần Quang Diệu lập tức dẫn năm nghìn quân cùng một số súng cối 80 ly đến mai phục chặn quân từ Lũy Nhật Lệ kéo về. Võ Văn Dũng mang năm nghìn quân phục kích quân Nguyễn từ Lũy Trường Sa đánh sau lưng còn lại theo hoàng đế Cảnh Thịnh đánh vào Lũy Trường Dục.

- Chuẩn bị khai hỏa

Khi đến cách lũy Trường Dục khoảng tám trăm mét Thịnh lệnh triển khai khẩu súng cối 80 ly bắn vào chiến lũy. Các chiến sĩ đẩy súng cối vào vị trí. Tuy cối này nhỏ gọn hơn các loại súng cối khổng lồ ở phương Tây nhưng nó cũng cần một nhóm người điều khiển. Cả đám sau đó điều chỉnh góc bắn.

- Khai hỏa!

Quang Toản phát lệnh. Ba mươi họng súng đồng loạt khai hỏa. Tức thì, hàng rào chướng ngại vật và công trình phòng hộ bên ngoài chiến lũy biến thành đống gạch vụn. Khói bụi bốc lên đầy trời, tiếng nổ kinh thiên động địa, ngoài năm mươi thước cũng cảm nhận được.

- Khủng khiếp quá!

Quân nhà Nguyễn kinh hoàng vì sự bất ngờ và hỏa lực của Tây Sơn.

- Tây Sơn hoàng đế vạn tuế.!

Một tên lính thét lên.

- Giặc Ánh là đám rùa rụt cổ.

Một tên lính khác cũng hét.

Lần đầu chứng kiến uy lực thực chiến của súng cối khiến sĩ khí bộ binh quân Tây Sơn tăng vọt. Trước đây, nếu dùng súng thần công bắn phá thì không biết phải tới ngày tháng năm nào. Đa phần đều vì tiết kiệm đạn mà cho bộ binh xông lên lấy máu để đổi lấy lãnh thổ kẻ thù. Giờ chỉ cần dùng hỏa lực thì có thể phá hủy thì dĩ nhiên là họ vui mừng.

Lúc này, một tên lính trinh sát cưỡi ngựa tới. Hắn sau đó quỳ xuống nói.

- Khởi tấu hoàng thượng. Lê Văn Thịnh đã cho quân thả bồ câu để gọi quân cứu viện.

- Tốt lắm. Đúng ý trẫm.

Cảnh Thịnh dùng chiến thuật “ vây điểm diệt viện” không cho quân tấn công vào Lũy Trường Dục mà chỉ cốt khoa trương thanh thế. Đến cả quân Pháp trong lịch sử mạnh áp đảo quân Việt Minh mà còn bị chiến thuật này đánh tan thì huống hồ là quân Nguyễn vốn bị áp đảo bởi quân Tây Sơn.

Quả nhiên, khi nhận được tin cấp báo, Chỉ huy ở Lũy Nhật Lệ sai phó tướng là Quang Huy mang sáu nghìn quân về hỗ trợ. Đang đi trên đường, đám quân Nguyễn bị hàng loạt khẩu súng bắn cha ngã ngục.

- Làm tức tổ chức bắn trả!

Tên Huy thét lên.

Dù vậy, quân đội Nguyễn Vương vốn bị áp đảo về hỏa lực, lại bị bắn từ cả hai hướng nên không tổ chức bắn trả hiệu quả. Đó còn chưa kể tới quân của Diệu bắn ngoài tầm của súng hỏa mai. Cung nỏ càng không phải nói. Cách duy nhất là cho quân xông lên đánh giáp lá cà. Tuy nhiên, quân địch vốn bị phục kích, tinh thần sa súc, lại bị bắn hàng chục phát nên không dám xông lên. Một số quân lính kiêu dũng thiện chiến thì cũng bị quân của Trần Quang Diệu giết sạch. Dù có gan lỳ thì số lượng của chúng cũng quá ít để thay đổi thế cuộc.

Kết quả, đại quân bị trúng mai phục của Trần Quang Diệu. Viên tướng này tiêu diệt và bắt sống năm nghìn quân. Số còn lại chạy về Lũy Nhật Lệ.

Trước tình hình đó, cánh quân Lũy Trường Sa khi nhận được tin chuẩn bị cho quân cứu viện thì viên lãnh binh là Đặng Tất lại can ngăn.

- Xin tướng quân xem xét lại quân Tây Sơn có tướng tài là Lê Văn Hưng và Trần Quang Diệu không khi nào họ lại bước vào vết xe đổ của quân Trịnh trước kia. Chắc chắn việc này có gian kế. Theo ý tiểu tướng ta lên cho quân đi vòng tránh đường qua đầm dễ bị phục binh mà xuôi nam sau đó đi ngược lên.

- Ý kiến hay.

Viên chỉ huy chuẩn tấu và giao cho Đặng Tất mang sáu nghìn quân về ứng cứu. Quả nhiên cánh quân này tránh được phục binh của tướng Võ Văn Dũng và đã bí mật liên lạc với Lê Văn Thịnh hẹn sáng hôm sau hai cánh quân đánh hai mặt để phá quân Tây Sơn. Quân Quang Toản dù có ưu thế hỏa lực thì cũng là người. Nếu bị tấn công hai phía thì dù không vỡ tận cũng khó mà tận dụng hiệu quả ưu thế về hỏa lực được.