Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 7: Trận chiến Hoành Sơn (phần 1)



Từ phía quân đội nhà Nguyễn, những khẩu đại pháo của bọn họ thi nhau khai hỏa. Khói đọng lại từ nòng súng giống như một lớp sương mù dày đặc. Các loại pháo của Nguyễn Ánh vừa đông lại vừa đa dạng. Có loại có nguồn gốc từ thế kỷ mười bảy, tức hơn trăm năm trước, có loại mua của Pháp, cũng có loại là do quân Tây Sơn bỏ lại ở Phú Xuân. Các viên đạn cầu thi nhau bay vào trận địa quân Tây Sơn.

Trong lúc này, đa số binh lính và cả Quang Toản đều đang nấp dưới chiến hào do hắn dặn đào từ trước. Tuy pháo binh thời đại này không mạnh như thời hiện đại nhưng số lượng đủ nhiều thì sẽ thành chất lượng. Quân số của hắn vốn ít hơn người ta rồi. Tuyệt đối không thể để mất thêm nữa.

Thực sự, ngoại từ một số lính xuôi xẻo trúng đạn pháo trực diện ra thì số còn lại vẫn tạm ổn. Quân số quân Tây Sơn không hề bị tổn thất.

Bản thân pháo Tây Sơn dù ít nhưng khả năng của bọn họ không hề kém. Tất cả họ nhanh chóng bắn trả vào pháo binh địch. Cuộc đấu pháo diễn ra ác liệt. Pháo binh Nguyễn tuy đông nhưng không làm gì được đại bác Tây Sơn ở trong chiến hào. Dù vậy, dần dần phía quân Tây Sơn cũng bị áp đảo do số lượng quá ít.

“Quên mất dạy bọn họ kỹ thuật của pháo binh hiện đại. Thôi thì để sau này tính vậy” – Quang Toản nghĩ thầm.

- Chiến hào gì đó của hoàng thượng đúng là diệu kế - Lão Phong nói – Mà hình như giặc Ánh ngừng pháo kích rồi.

Đúng như lão nói, quân Nguyễn ngưng bắn. Chiếm ưu thế mà ngưng bắng thì khả năng duy nhất là bộ binh bọn chúng sắp tấn công. Do đó, lão Phong cũng các tướng lấy kính viễn vọng ra. Quang Toản là hoàng đế nên cũng được một cái.

Phải nói là trong quá trình tiếp xúc với phương Tây thì kính viễn vọng cũng là một thứ mà người Việt ưa chuộng. Tuy độ chính xác kém xa so với các loại ống nhòm hiện đại nhưng so với quan sát bằng mắt thường thì đúng là tốt lắm rồi. Dĩ nhiên, do là đồ nhập khẩu nên cũng chỉ có Quang Toản cùng dàn tướng lĩnh là được quyền sử dụng.

Thông qua ống nhòm, Toản thấy một đoàn người trong quân phục hai màu cam đỏ bắt mắt đang đi tới. Tất cả đều trang bị súng kíp. Lá cờ Long Tinh Kỳ của quân Nguyễn tung bay trong gió.

Lúc này, Đào Xuân Phong tiến về phía hắn mà thưa:

- Quân địch chắc định lên thăm dò chưa đánh toàn lực bệ hạ chỉ cần sai võ tướng nào đó mang một nghìn trong đó có lính trang bị súng điểu thương ra đánh chặn, chưa cần tung hết quân để giấu thực lực.

- Chuẩn tấu.

- Vậy tiểu tướng nào muốn đánh chặn quân địch.?

Lão họ Đào nhìn vào dàng tướng lĩnh rồi lên tiếng.

Lúc này, một viên tiểu tướng xuất hiện. Hắn có vẻ ngoài đen xạm như bao công do đi nắng qua nhiều cùng cơ thể săn chắt lo thường hay hoạt động thường xuyên.

- Tiểu tướng tên là Thắng. Xin lĩnh một nghìn quân chặn địch

- Tốt. Trẫm chuẩn tấu – Chưa đợi lão Phong nói thì Cảnh Thịnh đã lên tiếng. – Tuy nhiên, người chỉ được dùng một số bẫy đá và cây thôi các loại bẫy đặc trước không được dùng tới. Phải để quân địch nghĩ đó là toàn bộ khả năng của quân ta.

- Thần tuân chỉ.

Ngay sau đó, trận giao chiến đầu tiên ở Hoành Sơn chính thức bắt đầu. Lực lượng quân đội nhà Nguyễn bắt đầu di chuyển. Nguyễn Văn Dũng ở phía sau cửa ngựa đốc thúc.

Bất ngờ, một loạt viên đá to bằng con voi được phía Tây Sơn đẩy xuống đám quân lính đang tiến tới. Do quân Nguyễn di chuyển san sát nên một số quân lính đã bị thương nặng do đá lăn trúng. Ngay sau đó, đội súng của quân Tây Sơn bắt đầu khai hỏa. Từ trên cao, lớp khói thuốc súng xuất hiện. Những viên đạn tròn ghim trúng cơ thể một số binh lính. Máu tuông ra như dòng suối nhỏ.

- Tất cả bình tĩnh! Kẻ nào chạy. Trảm tại chỗ! – Nguyễn Văn Dũng không hỗ danh là con nhà võ vẫn bình tĩnh la lệnh – Đội súng làm tức tổ chức bắn trả.

Ngay sau đó, lính cầm súng của nhà Nguyễn ngay làm tức nhắm vào vị trí của quân địch mà khai hỏa. Hàng thứ nhất bắn xong thì tới hàng thứ hai, thứ ba.

Cuộc đấu súng giữa hai phe chính thức bắt đầu. Đây là một cuộc chiến tinh thần đúng nghĩa. Tuy độ chính xác của súng lúc này chỉ cao hơn cung tên nhưng việc đồng đội bị một viên đạn tiễn về trời gây áp lực tâm lý rất lớn. Ai giữ được hàng ngũ bên mình tới sau khi thì bên đó thắng.

Trong khi đó, tướng lĩnh của hai bên đều đang quan sát. Họ là những người đã từng trãi qua vô số trận chiến nên vô cùng bình tĩnh.

Ở vị trí của quân Tây Sơn, Đào Xuân Phong thầm tiếc cho số súng ống đại bác bị bỏ lại ở Phú Xuân. Dù vậy, lão không hề có chút biểu cảm nào trên khuôn mặt cho thấy phong thái của một danh tướng.

Về phần mình, Cảnh Thịnh lại suy nghĩ về mức độ phát triển quân sự của người Việt. Dù một phần hồn của hắn là Quang Toản thứ thiệt, phần hồn còn lại vẫn không khỏi ngạc nhiên khi hai phe Nguyễn – Tây Sơn đấu súng với nhau không khác gì quân đội bên châu Âu. Cả hai phe đều thực hiện các thao tác bắn vô cùng thuần thục. Chứng tỏ là tiếp xúc với súng ống nhiều hơn cả cầm đũa ăn cơm, trái ngược hẳn với tình trạng mười người mới có một khẩu súng, lâu lâu mới tập bắn một lần khi Pháp chính thức xâm lược.

Sau đó, phía quân Nguyễn rút lui. Mục đích của đợt tấn công lần này là thăm do thực lực không phải quyết chiến. Quân địch chiếm vị trí cao, nếu muốn giao chiến thì cần nhiều quân hơn. Nguyễn Văn Dũng đích thân cưỡi ngựa đi về phía của cha mình báo cáo.

- Tình hình Ngụy triều Tây Sơn thế nào? – Con mình chưa mở lời thì lão Thành đã hỏi trước.

- Quân giặc chiến đấu khá dũng cảm lại còn sử dụng cả bẫy đá nhưng có lẽ cũng chỉ có nhiêu đó. – Nguyễn Văn Dũng nói.

Lúc này, lão quay sang thân binh của mình. Gã dáng người cao to cùng người thớ thịt cuồng cuộng ẩn sau bộ áo giáp nhuốm mùi máu tanh. Hắn tên Long là thân binh của Nguyễn Văn Thành và cũng là dũng tướng ở sa trường.

- Xin đại nhân căn dặn.

- Ngươi dẫn theo hai vạn quân tấn công lên núi. Lão tử sẽ cho súng đại bác hổ trợ cho ngươi.

Nguyễn Văn Thành nói.

- Dạ!

Ngay sau đó, toàn bộ đại quân chậm rãi tiến công. Nhìn từ trên cao, người ta sẽ thấy hàng chục hình chữ nhật làm bằng người sống đang chậm rãi di chuyển. Những hình đi đầu là đội súng điểu thương từng nhiều lần giáp chiến cùng quân Tây Sơn. Phía sau là binh lính trang bị gươm giáo để hỗ trợ. Lá cờ vàng vòng tròn đỏ viền vàng tung bay trong gió.

Cùng lúc này, những khẩu đại bác bắn liên tục vào trận địa quân Tây Sơn. Tuy độ chính xác không cao lắm nhưng vị trí quân địch quá rõ ràng. Cho tới khi quân mình tiến quân quá gần thì Nguyễn Văn Thành mới cho ngưng bắn.

Về phía quân đội Tây Sơn, Cảnh Thịnh có hơi ngớ người ra trong giây lát. Quân nhà Nguyễn thời Nguyễn Ánh đúng là vượt ngoài sức tưởng tượng.

“Con mẹ nó! Cái này là quân chính quy ngang ngửa quân đội phương Tây rồi còn gì. Còn hơn cả đế quốc Ottoman nữa. Thế quái nào tới thời Tự Đức lại thành một đám quân ô hợp toàn bỏ chạy trước quân Pháp!?” – Hắn nghĩ thầm.

Phải nói là nếu tiếp tục duy trì quân đội kiểu này thì quân Pháp dù muốn xâm lược thì cũng phải hi sinh vô số nhân mạng chứ làm gì có chuyện mỗi lần đụng quân nhà Nguyễn chết chưa tới trăm người. Dù vậy, muốn duy trì một đạo quân hiện đại cần chi phí cực lớn mà một nước nông nghiệp nhỏ bé không đáp ứng được. Nó đòi hỏi phải công nghiệp hóa toàn diện chứ không phải chỉ hiện đại hóa một mặt.

Đột nhiên, một giọng nói vang lên, cắt đứt dòng suy nghĩ của Cảnh Thịnh:

- Bệ hạ. Tới lúc rồi. – Lão Đào Xuân Phong lên tiếng. Lão sợ hắn bị số lượng không lồ quân Nguyễn làm cho chết đứng.

- Trẫm biết rồi – Tên Toản lên tiếng – Làm tức tiến hành theo kế hoạch. Quyết để giặc Ánh có đi không có về!