Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 72: Trận đánh ở Cao Bằng (phần 2)



Với Đại Thanh mà nói, trận chiến vừa rồi với quân Đại Việt là một cú sốc khủng khiếp nhất mà họ tường đối mặt. Gần hai mươi năm trước, lúc giao chiến cùng quân Tây Sơn, bọn chúng tuy có hỏa khí lợi hại nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Hiện tại, với người Thanh, vũ khí của quân Đại Việt không khác gì thần khí. Nói ngu chứ ở thời đại mà súng bắn từng phát một có có khẩu súng máy thì đúng là thần khí cũng không sai.

Lúc này, tại doanh trại Thiết Cáp Nhĩ đang họp bàn với các tướng. Ai nấy đều vô cùng mệt mỏi. Bọn họ chưa từng gặp kẻ địch có hỏa lực mạnh như thế này.

Gã Thiết Cáp Nhĩ nói:

- Trong đời cầm quân của ta có thắng có bại, nhưng chưa bao giờ ngay ngày đầu công thành tổn thất lớn thế này, hơn một phần sáu quân đội bị thương vong, quân Tây Sơn có hỏa khí thật đáng sợ. Không biết các hạ có cao kiến gì? Tạm thời ngày mai chúng ta dừng tấn công để bàn tính cách khác.

- Không lẽ tên Quang Toản đó là thần tiên hạ phạm.

Một chỉ huy lên tiếng.

- Nói bậy. Hoàng thượng là thiên tử. Nếu hắn là thần tiên hạ phàm thì phải giúp Đại Thanh ta chứ sao lại chống lại Thiên Triều.

Một gã khác lên tiếng.

Lúc này, một gã công tử đi tới. Hắn không ai khác chính là Tử Hòa, kẻ năm lần bảy lượt muốn lật đổ nhà Tây sơn.

- Tướng quân, quân Đại Việt lúc sáng sĩ khí đại thịnh. Ta e là chúng sẽ nhân đêm này để tập kích.

Hắn nói.

Tuy không tin vào một tên người Hán đã ở đất địch quá lâu, gã này vẫn không có ý phản bác:

- Được rồi. Ta sẽ cho người chuẩn bị.

Sau đó, Thiết Cáp Nhĩ cho mọi người nghỉ ngơi, sau một ngày chiến đấu, hò hét chỉ đạo quân, các tướng lĩnh ai nấy đều rất mệt mỏi.

Ở phía ngoài, quân Tây Sơn đang di chuyển.

Buổi tối hôm nay, thông qua địa đạo bí mật đã đào từ cách đây mấy tháng theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ, bốn nghìn quân bí mật ra khỏi thành tiến về phía trại địch. Cánh quân này do Nguyễn Công Trứ chỉ huy, mang theo cả mấy xe ngựa chở súng Maxim.

Lúc này quân do Nguyễn Công Trứ chỉ huy đã đến gần trại địch. Trứ cho chia quân làm ba cánh. Bản thân dẫn ba nghìn quân đột nhập trại chính, mỗi cánh còn lại dẫn năm trăm quân cùng xe ngựa chở súng Maxim nhằm phục kính đánh chặn hai trại tả hữu nếu kéo quân sang cứu viện.

Sau khi quân đặc công bí mật xâm nhập tiêu diệt các toán lính gác, Trứ ra lệnh ba nghìn quân còn cách doanh trại một trăm mét dùng lựu đạn lắp vào đầu súng nhằm các lều của giặc phóng tới, còn súng cối nhằm vào các lều lớn khai hỏa. Ba nghìn quả lựu đạn kiểu mới trút xuống khu lều trại. Tiếng nổ cộng hưởng rền vang như sấm lều trại đổ sập, các mảnh lều trại, xác người bay tứ tung.

- Cái quái! Quân Tây Sơn tấn công!

Sau một ngày công thành mệt mỏi tiếng nổ làm những tên lính còn sống sót choàng tỉnh, nhốn nháo chạy ra ngoài.

- Giết!!!

Sau ba đợt phóng lựu đạn, Trứ phát lệnh xung phong tấn công vào trại quân địch hoảng loạn, Cáp Xích Lỗ đang ngủ bật dậy vội cùng lính cận vệ ra ngoài chạy chỉ huy quân lính cố gắng cầm cự, chờ hai trại sang cứu viện.

Quân Tây Sơn tràn vào trại, ném lựu đạn và phun hỏa hổ làm cả trại rực cháy, thấy trại chính bị cháy hai trại tả hữu vội mang quân sang ứng cứu nhưng giữa đường bị trúng địa lôi và quân Tây Sơn dùng súng máy bắn chặn lên bị khựng lại.

Trong đêm tối những luồng đạn súng máy như lưỡi con quái vật liếm vào đội hình quân Thanh, lưỡi đỏ đó đến đâu quân Thanh đổ ngục đến đấy, làm quân địch hoảng sợ tháo lui.

- Kẻ nào chạy! Giết không tha!

Thiết Cáp Nhĩ hét lớn làm quân sĩ chuyển sang phản công. Hỏa lực Tây Sơn quá mạnh. Giờ mà chạy thì toàn bộ đại quân sẽ bị giết sạch hết.

- Sát!!!

Cả đám hô lớn. Hàng vạn quân Thanh, bất chấp hỏa lực khủng khiếp mà lao vào giáp chiến với quân Tây Sơn.

- Lắp lê!!! Chuẩn bị giáp lá cà!

Các sĩ quan hô lớn.

Lúc này, hàng loạt nỏ và cung tên của Mãn Thanh bắn thẳng về phía quân Tây Sơn làm nhiều chiến sĩ bị hạ gục. Những tay súng hỏa mai của Triều Tiên cũng nhanh chóng tập hợp lực lượng rồi khai hỏa. Sau đó, lực lượng nhà Thanh như một đợt sóng thủy triều lao thẳng về phía quân Đại Việt.

Một tên lính Mãn Thanh dùng kiếm chém vào chân người lính Việt. Người này dù đau nhưng lấy súng để đỡ. Hắn sau đó đẩy tên kia ra rồi lấy lê đâm chết hắn. Tuy nhiên, một tên lính Lục Doanh từ phía sau kết thúc sinh mạng gã thanh niên Đại Việt.

Một người lính khác dùng lưỡi lê đấm vào một tên lính nhưng bị tên này ghì chặt lại để cho một tên lính Thanh khác đâm xuyên tim. Anh ta sau đó ngã gục. Người bạn của gã này nhanh chóng nổ súng giết chết gã đã giết bạn mình rồi xử luôn tên còn lại bằng lưỡi lê.

Trận chiến cứ thế mà tiếp diễn. Quân Thanh tuy có số lượng đông đảo và thành công đánh cận chiến nhưng tinh thần của quân Đại Việt vẫn làm chúng phải sợ hãi.

Bản thân Nguyễn Công Trứ tên lưng ngựa cũng dùng cây thương chém chết không ít quân sĩ kẻ thù. Một vài tên cầm kiên lao tới thì bị con ngựa của gã tung cước đã bay.

Dù vậy, thời cơ đã mất. Nếu cứ thế này thì toàn bộ lực lượng đột kích sẽ bị quân Thanh diệt sạch không còn người nào.

- Truyền lệnh của ta. Rút quân!

Nguyễn Công Trứ nói,

- Tướng quân! Đây là cơ hội để đánh tan quân địch.

Một phó chỉ huy không cam tâm lên tiếng.

- Ta nói rút là rút! Thời cơ đã qua. Quân số quân ta quá ít, không chặn nổi quân giặc.

Cư như vậy, quân Đại Việt rút quân. Do có ưu thế hỏa lực nên không bị quân Thanh truy đuổi.

Sáng hôm sau, kiểm điểm lại quân Thanh chết mất hai vạn quân, còn quân Tây Sơn mất năm trăm người. Phải nói là nếu không phải tướng Thanh phản ứng mau lẹ thì đã đám đã chết sạch từ lâu rồi.

Lúc này, gã Tử Hòa tới gặp Thiết Cáp Nhĩ và hiến kế.

- Theo ý tại hạ ta không thể cường công thành của Tây sơn cho nên đi vòng qua, theo lối Tuyên Quang để xuống Thăng Long. Lúc đó ta sẽ cho quân phục kích nếu quân Tây Sơn đuổi theo chắc là tiêu diệt được.

- Hỏa lực quân Tây Sơn quá mạnh. Ta lo sợ binh sĩ không dám liều mạng như trước.

Gã tướng Thanh nói.

- Thời Tần Hiếu Công, để gia tăng sĩ khí, nước Tần cho phép binh sĩ dùng đầu của quân địch để đổi quân công. Giờ Đại Thanh ta có thể thử.

Gã Tử Hòa nói.

- Hảo! Chỉ cần có thể giết được Giao Chỉ, dù là Hán Mãn hay Triều Tiên đều được trọng thưởng mười lượng bạc.

Cáp Xích Lỗ khen là kế hay cho quân lập tức thi hành.

………………………

Ngày hôm sau, trong thành Nà Lữ.

- Ta nghe nói tiểu đoàn trưởng của quân Tây Sơn ta đã ra lệnh rút quân.

Đô Đốc Lộc mở lời.

- Đúng vậy. Quân Thanh liều chết phản công. Tôi sợ quân ta thiệt hại quá nặng.

Nguyễn Công Trứ lên tiếng.

Trong lúc này bên đang mắt đối mắt nhìn nhau, một gã lính đi vào.

- Có chuyện gì?

Đô đốc Lộc hỏi.

- Báo cáo. Có tin từ do thám. Hết.

Quân do thám báo về Quân Thanh đang theo ngả Tuyên quang xuôi xuống Thăng Long Đô đốc Lộc bàn với Lãnh binh Trứ.

- Chắc quân địch công thành bị tổn thất nghiêm trọng nên phải đi đường khác. Ta sẽ dẫn sáu nghìn quân đuổi theo, ngươi ở lại giữ thành, nếu không nhân cơ hội này đuổi đánh quân Thanh để địch tràn xuống Thăng Long chúng ta sẽ bị hoàng thượng trách tội.

Công Trứ can:

- Quân địch lực lượng còn đông hơn chúng ta đã vội vã rút đi, e rằng có gian kế. Theo ý tại hạ ta nên án binh bất động chờ xem tình hình thế nào đã.

- Ngươi đề cao bọn chúng quá rồi đó.

Đô đốc Lộc nóng lòng lập công cương quyết không nghe, mang quân đuổi theo. Dù sao thì bản thân Nguyễn Công Trứ cũng thăng tiến quá nhanh. Khác với Quang Toản, đa phần tướng lĩnh đều nhận thấy gã này có tài nhưng ưu đãi mà hoàng đế giành cho hắn là quá lớn. Nên nhớ tướng lĩnh Tây Sơn hiện tại đã phần đều từng theo Quang Trung chinh chiến. Gã này chưa tích lũy bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường mà được ưu đãi lớn thì ai mà phục cho được.

Cứ như vậy, đô đốc Lộc dẫn binh tham chiến. Hơn phân nữa quân đội trong thành được mang đi tham chiến.

Đi đến một hẻm núi thì mất dấu. Bỗng nhiên, gã thấy tiếng pháo lệnh nổi lên Quân Thanh bắn tên và súng hỏa mai về phía quân Đại Việt. Hàng loạt binh lính ngã gục xuống. Máu chảy ra từ vết thương thắm vào mặt đất. Tuy chỉ có vài trăm người bị thương nhưng toàn quân đã doa động mạnh.

- Làm tức tổ chức bắn trả!

Gã Lộc nói. Dù sau thì ưu thế hỏa lực của quân Tây Sơn là tuyệt đối.

Trước tình hình này, hàng vạn quân Thanh lao tới tấn công từ hay phía. Dù súng nổ liên tục nhưng khoảng cách quá gần nên chả giết được bao nhiều. Hai bên chuyển sang đánh giáp lá cà.

Khắp nơi vang vọng tiếng binh khí va chạm. Hòa cùng với nó là tiếng chửi thề bằng tiếng Mãn, Hán, Triều Tiên, Việt.

- Chết đi!

Một người lính Đại Việt dùng lưỡi lê đâm chết một tên lính Thanh. Gã sau đó bị một tên lính khác đâm liên tục cho tới khi không thể cữ động được.

Một người lính khác thấy vậy liền dùng lưỡi lê đâm xuyên bụng gã này rồi rút ra, để mặt hắn gục trên đất. Tuy nhiên, người này cũng nhanh chóng bị hạ gục bởi một phát đạn súng hỏa mai.

Do là ở hẻm núi, lính quân Thanh có thể thoải mái dùng nỏ, cung tên, súng hỏa mai bắn vào quân Đại Việt mà không sợ ngộ thương đồng đội.

- Ta tham công, không nghe lời của Lãnh binh Trứ nên mắc mưu địch rồi.

Đô đốc Lộc than.

Gã liền hạ lệnh cho quân tập trung mở đường máu chạy nên một ngọn đồi nhỏ gần đó. Do đánh giáp lá cà mất lợi thế về hỏa khí nên khi tới ngọn đồi lúc này chỉ còn nghìn người người. Quân Tây Sơn liều chết ném lựu đạn, bắn súng, lăn đá để cố thủ.

- Tướng quân. Đại thế đã mất. Hỏa khí các ngươi tuy lợi hại nhưng có chống nổi mấy chục vạn quân thiên triều không?

Quân Thanh vây chặt ngọn đồi và bắc loa kêu hàng.

- Nhảm nhí! Quân Đại Việt thà chết không hàng! – Đô đốc Lộc thét lớn. – Dù có phơi thây ở đây, bọ ta cũng không cuối đầu trước quân xâm lược.

Gã biết mình đã phạm sai lầm. Dù vậy, đầu hàng là chuyện không thể nào. Người Đại Việt từ ngàn xưa chỉ có tử chiến chứ không có chuyện hàng giặc.

Đúng lúc này. đột nhiên thấy vòng vây địch rối loạn, quân địch dãn ra. Thì ra Lãnh binh Trứ dẫn bốn nghìn quân phá vây cứu viện. Bị đánh bất lợi, lại bị áp đảo về hỏa lực, quân Thanh nhanh chóng vỡ trận.

Khi hai người thoát khỏi vòng vây, Công Trứ ra lệnh bốn chiếc xe ngựa chở súng Maxim ở lại chặn hậu nhờ đó đám quân còn khoảng hai nghìn người chạy thoát.

Khi về gần đến thành thấy đã cắm cờ của quân Thanh, do lúc Trứ đi quân địch dùng đại quân công thành. Cả thành chỉ còn mấy trăm quân với súng Lạc Việt 1, khó lòng chống trả hàng vạn quân địch nên nhanh chóng thất thủ.

- Trời hại ta rồi!

Đô đốc Lộc thét lớn. Sau đó, gã rút kiếm định tự sát.

Công Trứ liền can

- Còn nước còn tát tướng quân đừng quá bi quan, đến nước này ta sang bên ngả Hưng Hóa hội quân với Đô Đốc Long tìm cơ hội lấy công chuộc tội.

Đô đốc Lộc nghe lời dẫn đám tàn binh sang hội quân với Đô Đốc Long.

Trước đó, gã cũng cho khinh khí cầu ném bom, hủy diệt hoàn toàn thành Nà Lữ. Quân số hiện tại quá ít. Dù có không quân chi viện cũng khó chiếm nổi thành mà nếu cứ đống ở ngoài thì dễ bị quân địch phục kích.

Nói về mặt trận Hưng Hóa , nơi đó lúc này đã ác chiến. Ngoài ra, quân đội Xiêm La theo hẹn ước với quân Thanh cũng đã bắt đầu đánh vào Trấn Ninh thuộc châu Nghệ An của Đại Việt.