Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 73: Trận chiến ở Trấn Ninh (phần 1)



Theo lịch sử, vào năm 1809, nhân lúc các vương quốc Lào đang đấu đá nội bộ, quân Xiêm La đã xâm chiếm và bắt tất cả làm chư hầu. Trong dòng thời gian này, chiến dịch đó trở thành một phần trong chiến dịch tấn công vào thẳng Đại Việt, phối hợp với lực lượng của quân đội nhà Thanh ở phía Bắc.

Nói sơ một chút về Trấn Ninh. Tên cũ của nó là Bồn Man, Muang Phuan. Phần lãnh thổ Bồn Man thuộc về Việt Nam từ năm 1479 thời vua Lê Thánh Tông (ít phụ thuộc Lão Qua (Lan Xang) hơn), nhưng dưới hình thức tự trị (địa phương tự xử lý việc nội bộ), cho thổ quan là người họ Cầm cai quản, mà không cử lưu quan sang cai trị. Về mặt hành chính, lãnh thổ Bồn Man được Đại Việt xem là thuộc xứ Nghệ An của Đại Việt.

Năm 1720, Muang Phuan phụ giúp vương quốc Luang Prabang trong cuộc chiến chống lại vương quốc của người Miến và người Xiêm. Dưới sự lãnh đạo của Chao Kham Sattha, Muang Phuan một lần nữa tham gia cuộc chiến với vùng Thakhek, 1 chư hầu của Vương quốc Vientiane

Vào khoảng thời gian cuối những năm Vĩnh Hựu (1735-1739) thời Lê Ý Tông, Trấn Ninh (với cả Sầm Châu và Trình Quang) bị một hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Mật chiếm cứ (bắt giam tù trưởng Trấn Ninh là (Lư) Cầm Hương), chống lại nhà Lê-Trịnh. Năm 1770, Trịnh Sâm điều quân sang đánh dẹp Lê Duy Mật, lập lại Trấn Ninh và giao cho cháu Cầm Hương là Lư Cầm Uẩn làm tù trưởng. Đến cuối thế kỷ 18 (thập niên 1770), vương quốc Xiêm đã hình thành và lớn mạnh, thì Muang Phuan (Trấn Ninh), trở thành một chư hầu của Xiêm, nhưng vẫn triều cống Đại Việt.

Thời nhà Tây Sơn Việt Nam, các tù trưởng Trấn Ninh, theo Xiêm và Vạn Tượng (Viêng Chăn) chống lại nhà Tây Sơn. Năm 1791, Trần Quang Diệu mang 3 vạn quân sang Trấn Ninh bắt được các tù trưởng Thiệu Kiểu, Thiệu Đế của Trấn Ninh.

Theo đúng lịch sử, chỗ này đã được Gia Long trả lại cho Ai Lao. Tuy nhiên, vì linh hồn của Nguyên Anh hợp nhất với Quang Toản mà Nguyễn Ánh tới này vẫn chỉ là Nguyễn Vương, vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Đại Việt.

Quay lại tình hình hiện tại, tướng lĩnh quân Xiêm cho bắn tên vào thành kèm một bước thư khuyên hàng. Nội dụng đại khái là Đại Việt đang nguy nan sớm tối, quân Tây Sơn không cần phải giữ đất Trấn Ninh này cho tốn công.

- Ngông cuồng!

Toàn bộ tướng lĩnh Tây Sơn đều nổi giận. Dù vậy, Quang Thùy khá bình tĩnh. Gã nhìn tên sứ giá rồi nói:

- Trấn Ninh là cương thổ Đại Việt. Năm xưa, vua Lê Thánh Tông cùng vô số tướng sĩ chinh chiến mới giành được. Ta phụng lệnh hoàng thượng trấn giữ ở đây, quốc không nhưỡng, dù chỉ là một tất đất.

Cuộc chiến cứ như thế mà diễn ra vài giờ sau đó.

Quân đội Xiêm La bắt đầu tiến hành công kích vào lúc 9h. Bọn chúng xuất động hơn năm trăm cung tiễn thủ và hơn một ngàn chiến sĩ trong bộ binh, xếp thành đội ngũ chỉnh tề đi từ trong quân doanh ra, một số khiêng thang tre đơn giản trên vai. Quan chỉ huy giơ cao chiến phủ sáng choang phất xuống, theo đó, chiến sĩ Xiêm La phát ra tiếng thét vang, tinh thần phấn chấn, phảng phất toàn bộ vùng Hạ Lào cũng phải run rẩy dưới gót chân bọn chúng.

- Khai pháo!

Nguyễn Quang Bàn lẳng lặng chờ cho địch nhân tiến đến cự ly năm trăm thước thì mới trầm tĩnh hạ lệnh.

Mười sáu phát đạn từ trên trên thành lâu bay ra, chuẩn xác rơi vào giữa đám cung tiễn thủ, nhất thời khiến cho bọn chúng huyết nhục tung bay, choáng váng rối mù.

Trận doanh tiến công của quân đội Xiêm La nhanh chóng xuất hiện hỗn loạn, bọn chúng trước giờ chưa từng bị đả kích như thế, trong lúc nhất thời cũng hoảng loạn. Tuy nhiên bọn chúng phản ứng rất nhanh, quan chỉ huy lớn tiếng kêu thét, cung thủ còn sót laị vẫn duy trì đội ngũ chỉnh tề, hơn nữa còn giương cung, chuẩn bị xạ kích, bộ binh còn lại thì gầm lên, khiêng thang chạy như bay, nhanh chóng vượt qua khu vực trống trải, bắt đầu muốn trèo lên tường thành.

Lực lượng quân đội của các tù trưởng ở Trần Ninh đi tiên phong lên trước. Phía sau, quân Xiêm La dùng cung tên và súng hỏa mai bắn liên tục để chi viện. Tuy pháo binh đã khai hỏa liên tục nhưng quân địch quá đông, không dễ dàng giết hết.

Nguyễn Quang Thùy lúc này nhìn kẻ địch đã dồn dập xông lên. Hắn không buồn khách khí, rút chốt lựu đạn ném ngay một quả, băm vụn đám phỉ đồ. Phải thừa nhận là đồ do người em hoàng đế của hắn chế ra đúng là kinh khủng.

Nói về đám phản quân, bọn chúng quen thói tập kết tại vị trí cách địch nhân chừng một trăm thước, kết quả tạo cơ hội vô cùng may mắn cho quân Tây Sơn. Từng tiếng súng đơn lẻ vang lên, từng tên phỉ ngã xuống. Sau cùng, bọn chúng cũng nhận thức được nguy hiểm và sợ hãi, không dám tụ tập ở những chỗ trống trải nữa.

Một chặp sau, quân Xiêm La cùng phản quân bắt đầu tổ chức lại. Bọn chúng dùng khiên mộc yểm hộ, chầm chậm đi tới, chừng một ngàn tên, ý đồ công kích thăm dò.

- Đội súng trường chuyển sang chế độ phóng lựu!

Quang Thùy thét lớn.

Cả đống lựu đạn bay ra làm đội hình vỡ ra như bong bóng xà phòng, biến thành mồi ngon cho đội súng máy hạ sát. Tiếng Lào và tiếng Xiêm La vang lên đơn điệu, trơ trọi nhưng xé tai, tại thời điểm này càng trở thành một từ tử vong.

Nếm phải thương vong không ngờ nổi, quân Xiêm La tạm thời ngừng tấn công nhưng vẫn có bóng người thấp thoáng phía sau mấy dãy lều, dường như đang lên kế hoạch tấn công mới. Con trai cả của vua Quang Trung giao cho hai chiến sĩ bắn giỏi làm nhiệm vụ cảnh giới, còn mình thì đi một vòng kiểm tra tình hình.

Điểm quân số, chỉ có vài người không may trúng đạn súng hỏa mai rồi tử nạn. So với quân nhà Thanh, quân Xiêm La không có đủ người để hi sinh trong trận chiến với đạo quân áp đảo họ về mọi mặt

Hắn sau đó lại kiểm tra đạn dược, mỗi người còn khoảng tám chín chục phát nhưng lựu đạn thì chỉ còn chừng tám quả một người. Mới rồi đã dùng gần phân nửa, xem ra không đủ trong khi bộ đội hãy còn tới ba giờ nữa mới tới nơi.

Nguyễn Quang Thùy lạnh lùng giương súng, pằng một tiếng, thân hình tên tướng Xiêm lắc lư, máu loang trước ngực nhưng y không ngã, tay vẫn kéo lê quỷ đầu đao, ánh mắt không tin nổi nhìn lên thành lâu, dường như không thể tin trên đời có thứ gì hạ gục nổi y. Tên tướng giặc loạng choạng tiến lên, muốn băm vằm toàn bộ địch nhân trước mắt nhưng có người không cho y cơ hội, lại "pằng", một chiến sĩ Đại Việt bồi thêm một phát, trán kẻ muốn xâm chiến cương thổ nước Việt phụt máu tươi, cuối cùng té nhào xuống đất.

Bọn xâm lược bên cạnh kinh khủng nhìn tên tướng Xiêm, vẻ mặt tên nào cũng không tin nổi. Mấy giây sau, bọn chúng nhất loạt ré lên, quay người cuống cuồng chạy trốn, súng nổ từng tiếng một, người không ngừng ngã xuống.

Quân đội Xiêm La tiến hành đợt công kích đầu tiên vào lúc 9h nhưng không kéo dài được nửa tiếng đồng hồ. Song, chỉ trong nửa giờ này, dưới tường thành Trấn Ninh đã có hơn một ngàn năm trăm linh hồn ở đó, thi thể ngổn ngang khiến cho người ta thực sự sợ hãi, có nơi thi thể còn bị đạn pháo bắn nát thành một đống máu thịt hỗn độn. Nguyễn Quang Thùy biết mình đã nắm phần thắng. So với trận Rạch Gần Xoài Múc năm xưa, mọi chuyện đến vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, sự dễ dàng này là do Nguyễn Quang Toản ban cho. Trong thâm tâm, dù vô cùng trung thành do thái hậu từng bảo hộ mẹ con hắn nhưng Thùy vẫn cảm thấy bản thân mình hơn Quang Toản. Tuy nhiên, giờ đây, hắn hiểu rằng chỉ có Quang Toản làm vua thì Đại Việt mới có thể cường thịnh.

Về phần mình, quân đội Xiêm La không tiếp tục phát động công kích. Bọn họ có lẽ cần thời gian để nghiên cứu, cần thời gian để điều chỉnh lại. Lần công kích thứ nhất của bọn họ đã thất bại hoàn toàn. Khác với quân Thanh, quân Xiêm không có biển người để tiêu hao. Nếu dồn toàn lực thì quân Miến Điện ở phía Tây có thể thừa cơ đánh chiếm kinh thành Băng Cốc.

Bản thân gã Quang Thùy này cũng không rảnh. Hắn còn phải đi kiểm tra tình hình xung quanh.

- Tình hình thế nào.

- Báo cáo. Chỉ có vài chục thương vong do cung tên và súng hỏa mai. Hết. - Một người sĩ quan lên tiếng. – Cái chính là đạn dược của chúng ta tiêu hao quá nhanh.

- Ta biết rồi.

Đó cũng là thứ mà Quang Thùy đang nghĩ tới. Tuy đạn dược vẫn còn nhiều nhưng số lượng đạn cứ giảm xuống như thế này thì chả mấy chốc mà quân đội sẽ hết đạn. Đến lúc đó, toàn bộ quân Tây Sơn sẽ buộc phải đánh giáp lá với quân địch đông đảo.

Tuy Quang Toản đã xây dựng thứ gọi là đường sắt nhưng nó chủ yếu là xây theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang. Khoảng cách từ Trung Đô tới Trấn Ninh nhìn có vẻ gần nhưng nhưng xa vô cùng do địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Báo! Đội tiếp viên từ Trung Đô đã tới nơi.

Nghe tin, Quang Thùy đi ra về thấy đạn dược và lương thực được chuyên chở trên những phương tiện hai bánh kỳ lạ.

- Thứ này là…?

Nguyễn Quang Thùy hỏi.

- Khởi tấu vương gia. Đây là xe đạp thồ do hoàng thượng chế ra ạ.

Một người lính lên tiếng. Nói chung thì đây cũng chưa phải là xe đạp chính gốc do không có vỏ xe làm bằng cao su mà cao du lúc này lại ở Nam Mỹ.

- Tốt lắm! Bệ hạ, người đúng là kỳ tài!

Quang Thùy nhìn về phía Tây mà thốt lên. Chỉ cần đủ đạn dược, quân đội Đại Việt thủ Trấn Ninh nửa năm cũng không thành vấn đề. Đợi đến lúc đánh xong quân Thanh, quân Xiêm La mới là kẻ phải phòng thủ.