Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 9: Trận chiến Hoàng Sơn (phần 3)



Chiến tranh chưa bao giờ là trò đùa. Tuy ở thời đại của Quang Toản chưa trãi qua chiến tranh ở quy mô lớn nhưng chỉ nhìn sơ qua các cuộc chiến cục bộ là cũng đủ thấy sự tàn khốc. Vậy mới nói việc một gã thanh niên thời hiện đại chưa từng chạm máu tanh mà xuyên về thời đại này, nhất là lúc đang đánh nhau là cầm chắc cái chết. Cho dù ngươi có ý tiếng tốt cỡ nào nếu không thể dẫn quân đánh trận thì vĩnh viễn không có ai phục ngươi. Đó là chân lý ở thế giới này.

Trong lúc đó, quân Nguyễn lại tiến công, lần này, bọn chúng quyết định đánh giáp lá cà. Với hệ thống công sự và chiến hào thì đấu súng hoàn toàn không có hiệu quả, lại quá tốn thời gian. Do đó, cha con Nguyễn Văn Thành quyết định dùng số lượng áp đảo để giải quyết nhanh gọn trận chiến.

-Thùng, Thùng, Thùng,

Kèm theo tiếng tù và, cách đó vài dặm cũng còn nghe thấy. Lượt tiến công thứ hai của bắt đầu. Lần này do đích thân cha con Nguyễn Văn Thành chỉ huy. Hơn một vạn quân của hắn che trời phủ đất ập đến. Chẳng mấy chốc, chúng đã từng đàn từng đội mặt kệ đạn của quân Tây Sơn mà ào ào lao đến phía trước. Theo sau đám ôm thuẫn là xạ thủ có nhiệm vụ bắn yểm trợ để bộ binh tiến lên. Do quân địch ở vị trí cao nên chúng ngắm bắn vô cùng thoải mái.

Lúc này, Nguyễn Văn Thành trên lưng ngựa hô lớn

-Chúng chỉ có nằm ngàn người. Cạm bẫy đã sử dụng hết. Anh em, giờ khắc lập công đã đến.

Hơn một vạn người điên cuồng hò hét lao lên, nhằm phía trận địa quân Tây Sơn thẳng tiến.

- Bắn!!! – Quang Toản đích thân hạ lệnh. Hàng đầu tiên nổ súng, gần trăm viên đạn và tên nỏ bay ra, bắn gục một đám quân địch.

- Bắn!!! – Hàng thứ 2 nổ súng. Lại là một đám quân Nguyễn nữa ngã xuống

- Hàng thứ 3!!! BẮN!!! – Hàng thứ 3 bóp cò để tiêu diệt thêm một đám quân địch

Dù vậy, lớp này bị đạn bắn ngã xuống, lớp khác lại dẵm đạp lên xác đồng bọn mà vào. Trước số lượng quân địch quá đông, họ tiêu diệt không xuể. Đó còn chưa kể xạ thủ của quân Nguyễn cũng đang nhắm bắn vào bọn họ.

Sau đó, đội trường thương của quân Nguyễn đã ập đến. Tuy những thứ như gươm giáo đã trở nên lạc hậu ở châu Âu nhưng ở châu Á thì chúng vẫn được sử dụng phổ biến. Phía Tây Sơn cũng cho đội giáo binh tiến lên. Lúc này, hai đội hình giáo dài kiểu Hy Lạp đang va chạm. Những mũi giáo dài của hai phe sau đó đan vào nhau. Liên tục có lính Tây Sơn và lính Nguyễn ngã xuống. Vị trí vừa hở ra lập tức được người khác lấp đầy. Quân Nguyễn đằng sau dùng cung, nỏ, súng trường bắn về phía quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn cũng dùng súng trường và nỏ bắn trả.

Tên bay vèo vèo trên đầu. Súng nổ đì đùng bên tai. Các chiến sỹ của hai phe lao vào nhau chém giết. Những ngọn thương dài xuyên qua khe hở của trận hình, đem kẻ đối diện chọc thủng ngực, thủng cổ, thủng tay, đem hắn loại khỏi vòng chiến.

Một tên lính của Nguyễn Ánh đem một người lính Tây Sơn hất ngã trên mặt đất, vung đao chém ngang lưng, chưa kịp mừng rỡ đã bị một người lính khác dùng cây giáo dài đâm thủng phổi, máu tràn ra từ khóe miệng, chết không kịp ngáp. Người lính này chưa kịp rút giáo ra đã bị một mũi tên bắn trúng yết hầu, anh dũng hy sinh. Có tay súng của Quang Toản nổ súng bắn chết một tên lính nhà Nguyễn, đang loay hoay nạp đạn thì bị một phát súng trúng ngay giữa mày, chết không kịp ngáp. Có đôi khi hai phe bị rơi vũ khí, dùng mũ giáp, tảng đá, thậm chí là tay, chân, răng nanh... cố gắng giết chết đối thủ. Chiến tranh lộ ra hàm răng nanh sắc bén của nó, là sự đao phủ của đạo đức, là nấm mồ của văn minh, là kẻ thù của sự sống... Đây không phải là trò chơi giành cho trẻ con. Không có sự nhân nhượng. Chỉ có sống và chết cách nhau một lằn ranh mỏng manh.

Thực tế, đám lính Tây Sơn này sau khi nghe bài diễn thuyết của Cảnh Thịnh hôm trước nên được kích thích tinh thần dẫn đến đạo quân này chiến đấu cực kỳ anh dũng. Tuy nhiên, giết địch một ngàn thì ta cũng phải tổn hại tám trăm. Đây chính là đạo lý. Huống chi quân Nguyễn Ánh lại không chỉ có một ngàn. Đám Tây Sơn quân vừa giết được vài trăm tên địch thì lại có thêm vài trăm tên quân Nguyễn nữa nhảy ra. Trận chiến này càng ngày càng ác liệt.

Bên ngoài một đoạn, tướng Nguyễn Văn Thành nhìn lên chiến trường. Thái độ của gã vô cùng phức tạp.

“Cảnh Thịnh ơi Cảnh Thịnh, nếu ngươi trưởng thành sớm hơn một chút thì giờ này kẻ chết là bọn ta nhưng tiếc thay, mọi thứ đã quá muộn rồi” – Gã nghĩ thầm.

Tinh thần quyết chiến của quân Tây Sơn thì quân lính nhà Nguyễn không lạ gì. Trong trận Thị Nại, quân lính toàn chiến đấu tới cùng chứ không có lấy một người đầu hàng. Dù vậy, bất kỳ bọn chúng chiến đấu ác liệt thế nào thì quân đội của Nguyễn Ánh cũng quyết lấy cho được đầu của Cảnh Thịnh.

Hắn sau đó, quay sang một tên thân binh hạ lệnh:

-Truyền lệnh, toàn quân tiến lên, không tiếc đại giá san phẳng nơi này. Kẻ nào lấy được đầu Quan Toản thăng vạn hộ hầu, quan thăng quan ba cấp, thưởng ngàn lượng bạc.

Nguyễn Văn Thành vừa hạ lệnh phong thưởng, lính túc vệ nghe xong lại càng điên cuồng hơn. Toàn bộ chiến trường đầy rẫy quân Nguyễn. Chúng cậy ưu thế số đông và không biết sợi hãi trước cái chết, liều mạng cũng phải xông lên trận tiền. Tất cả đều quên sạch mấy ngàn quân vừa bị chết bởi bẫy của Quang Toản.

Trong khi đó, Đào Xuân Phong liên tục hạ lệnh. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của lão tiếp tục chiến đấu anh dũng, giết vô số quân địch.

Tuy nhiên, khi thấy đồng bạn ngã xuống, đám lính Nguyễn này mắt đỏ ngầu như những con dã thú. Chúng gào thét, vung vẩy vũ khí tiến lên phía trước. Bọn chúng đã từng nhiều lần thoát chiến trước lưỡi giáo của quân Tây Sơn nên chiến đấu vô cùng anh dũng.

Trong lúc này, phía Đào Xuân Phong cũng có chút lo lắng.

- Bệ hạ. Người không định rút tới nơi an toàn hơn nhau

- Chỗ nào an toàn mới được. Giờ trẫm mà bỏ chạy thì toàn bộ phòng tuyến mỏng manh của quân ta sẽ bị quân Nguyễn chọc thủng. Đã lỡ hô hào rồi thì phải đánh một trận ra trò rồi mới rút được.

Quang Toản nói. Hắn nói một cách bình tĩnh tới mức đáng sợ như thể đang đi dạo mát vậy.

- Nói thật lòng, lão thần cứ nghĩ ngài nhất thời nổi hứng rồi đâu lại vào đây nhưng xem ra người đã trưởng thành thật rồi. – Lão Phong nói trong khi rút cây đại đao của mình ra.

“Các huynh đệ, sát!” – Đào Xuân Phong sau đó hét lớn.

Dưới sự hộ vệ của gần năm mươi thân binh, lão cầm bảo xông vào địch. Chỉ một thoáng đầu người bị lão chém có đến bốn năm cái. Huyết nhục tung tóe. Tiếng gào thảm thiết vang lên. Quân Nguyễn cũng không phải hạng vừa. Súng ống, đao kiếm đều nhắm vào lão tướng già nhưng con người này cứ như là yêu quái thành tinh, dù tấn công kiểu gì thì lão vẫn xông lên phía trước.

Dưới tấm gương của Đào Xuân Phong, quân Tây Sơn cũng điên cuồng mà đẩy lùi quân giặc. Quân Nguyễn bắt đầu có chút sợ hãi. Họ là quân tấn công. Đánh được thì tốt, không đánh được thì rút. Đó là tâm lý chung. Trong khi đó, quân Tây Sơn lúc này đang ở trang thái chiến đấu cao độ. Họ là quân phòng thủ. Bỏ chạy để thoát chết thì chỉ làm bản thân chết nhanh hơn. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của lời thúc giục của Quang Toản, họ cảm thấy bản thân không phải chỉ đang chiến đấu cho hắn mà còn cho cả giang sơn đất Việt, để nó không rơi vào tay tên Việt gian Nguyễn Phúc Ánh. Họ là những người hùng như những bật tiền nhân khi xưa.

- Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh. Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!

Các chiến sỹ Tây Sơn hét lớn. Bọn họ chỉnh sửa câu khẩu hiệu của Quang Toản, rút vũ khí lao lên chém giết quân địch. Những chiến sỹ dũng cảm thi nhau ngã xuống dưới lá cờ đỏ vòng tròn vàng viền vàng, nhưng vẫn không hề sợ hãi hướng về quân giặc mà xông tới.

Quân nhà Nguyễn nhanh chóng sợ hãi, quay đầu bỏ chạy. Bọn chúng nhận ra mình không phải đang đánh với người mà đánh với quỷ. Tiêu cực cảm xúc theo nhau lan truyền, quân của Nguyễn Ánh một tên tiếp một tên vứt vũ khí quay đầu chạy thoát thân.

Cha con Nguyễn Văn Thành dù vung đao chém liên tục vào binh lính cũng không có tác dụng gì.

Dù quân đội của Nguyễn Ánh hiện tại đã không còn là đạo quân ô hợp như thời Trương Phúc Loan lộng quyền, khoảng cách giữa chúng với quân đội Tây Sơn dường như vẫn còn rất xa. Nếu không phải Quang Toản trước kia quá ngu ngốc thì quân Nguyễn cũng không tiên công được tới mức này.

- Toàn quân rút rui – Nguyễn Văn Thành nói.

- Phụ thân, đây là cơ hội tốt…

- Tao bảo rút là rút!

Cứ như thế, một vạn quân Nguyễn dần rút khỏi vị trí của quân Tây Sơn.

Trong ánh sáng chói loá của bầu trời, một lá cờ đỏ vòng tròn vàng viền vàng ám đen màu khói súng và máu tươi đã khô tung bay phất phới. Hình ảnh ấy đang dần hiện lên một cách tuyệt đẹp trước mắt những người lính Tây Sơn. Bọn họ nửa ngồi nửa quỳ trên mặt đất, nước mắt tràn trề.

Phía trước là hình ảnh người anh hùng đồ sộ cầm lá cờ của vương triều, chân đạp trên đám xác người, cả người ngập ngụa máu, thậm chí còn có mấy cái cuống mũi tên gãy hướng ra phía ngoài rỉ máu nhưng vẫn kiên cường không ngã, vẫn đứng sừng sững như bức thành đồng ngăn chặn bước chân kẻ thù. Chết mà mắt không hề nhắm lại, vẫn cứ mở trừng trừng nhìn về phía trước với khí thế quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Người đang nắm lá cờ không ai khác chính là Đào Xuân Phong. Cho tới khi xác định quân thù rút khỏi thì lão mới trút hơi thở cuối cùng. Bị giáo đâm, bị đao chém, bị đạn bắn, việc lão vẫn có thể chiến đấu đúng là một kỳ tích.

Theo lịch sử, cái chết của lão đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, lần này, nó lại góp phần dựng lại vương triều anh hùng này.

Hiện tại, Quang Toản đi tới gần lão già. Vết thương của lão quá nặng. Dù là y học hiện đại cũng chưa chắc cứu nổi. Hắn khẽ cuối đầu chào trước vị anh hùng.

- Vì tổ quốc Đại Việt hùng mạnh. – Hắn nói.

Trong lúc này, những người lính xung quanh theo phản xạ mà hét lên:

- Vì lý tưởng của hoàng đế Quang Trung vĩ đại. Sẵn sàn!